17-01-2024 11:43

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến tăng trưởng theo chiều cao và thiếu máu như thế nào?

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến tăng trưởng theo chiều cao và thiếu máu như thế nào?

Kẽm là một khoáng chất mà cơ thể chúng ta sử dụng để chống lại nhiễm trùng và sản xuất tế bào. Nó rất quan trọng để chữa lành vết thương và tạo ra DNA, bản thiết kế di truyền trong tất cả các tế bào của bạn. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng đã đánh giá sự ảnh hưởng của thiếu kẽm đến việc tăng trưởng chiều cao và thiếu máu.

1. Thiếu kẽm gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Thiếu kẽm có đặc điểm là trẻ chậm lớn, chán ăn và suy giảm chức năng miễn dịch. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thiếu kẽm sẽ gây rụng tóc, tiêu chảy, chậm phát triển sinh dục, liệt dương, thiểu năng sinh dục ở nam giới và các tổn thương ở mắt cũng như da.

Giảm cân, chậm chữa lành vết thương, bất thường về vị giác và thờ ơ về tinh thần cũng có thể xảy ra. Nhiều trong số các triệu chứng này không đặc hiệu và thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác, do đó cần phải khám sức khỏe để xác định chắc chắn có bị thiếu kẽm hay không.

Tình trạng dinh dưỡng của kẽm rất khó đo lường đầy đủ bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm do sự phân bố của nó trong cơ thể như một thành phần của nhiều loại protein và axit nucleic.

Nồng độ kẽm trong huyết tương hoặc huyết thanh là những chỉ số được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá tình trạng thiếu kẽm, nhưng những nồng độ này không nhất thiết phản ánh tình trạng kẽm trong tế bào do cơ chế kiểm soát nội môi chặt chẽ.

Các tác động lâm sàng của thiếu kẽm có thể xuất hiện khi không có các chỉ số bất thường khi xét nghiệm. Các bác sĩ lâm sàng xem xét các yếu tố nguy cơ (như ăn uống không đủ calo, nghiện rượu, các bệnh tiêu hóa) và các triệu chứng của thiếu kẽm (như suy giảm tăng trưởng ở trẻ sơ sinh và trẻ em) khi xác định nhu cầu bổ sung kẽm.

Tình trạng thiếu kẽm xảy ra thường là do lượng kẽm hấp thu không đủ, cơ thể mất kẽm nhiều hơn hoặc do nhu cầu kẽm tăng lên. Những người có nguy cơ thiếu hoặc không nhận đủ kẽm cần bổ sung nguồn kẽm dồi dào trong chế độ ăn hàng ngày. Kẽm bổ sung cũng có thể thích hợp trong một số trường hợp nhất định.

Các trường hợp có nguy cơ thiếu kẽm bao gồm:

  • Người bị bệnh đường tiêu hóa và các bệnh khác: Phẫu thuật đường tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa (chẳng hạn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hay hội chứng ruột ngắn) có thể làm giảm hấp thu kẽm, làm tăng mất kẽm nội sinh chủ yếu từ đường tiêu hóa và ở mức độ thấp hơn là từ thận. Các bệnh khác liên quan đến thiếu kẽm bao gồm hội chứng kém hấp thu, bệnh gan mãn tính, bệnh thận mãn tính, bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, các bệnh ác tính và mãn tính khác. Tiêu chảy mãn tính cũng dẫn đến tình trạng mất quá nhiều kẽm.
  • Những người ăn chay: Ngoài việc thiếu chất dinh dưỡng khác, lượng kẽm nhận được từ chế độ ăn chay thấp hơn so với chế độ không ăn chay vì người ăn chay không ăn thịt, loại thực phẩm này có hàm lượng kẽm cao và có thể tăng cường hấp thu kẽm. Ngoài ra, những người ăn chay thường ăn nhiều đậu và ngũ cốc nguyên hạt, có chứa phytate liên kết với kẽm và ức chế sự hấp thụ của nó. Những người ăn chay đôi khi yêu cầu nhiều hơn 50% chế độ ăn được khuyến nghị (RDA) đối với kẽm so với những người không ăn chay. Ngoài ra, họ có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng một số kỹ thuật chuẩn bị thực phẩm để làm giảm sự liên kết của kẽm bởi phytate và tăng khả năng hấp thu chất này. Các kỹ thuật để tăng khả năng hấp thu kẽm bao gồm ngâm đậu, ngũ cốc và hạt trong nước vài giờ trước khi nấu và để chúng sau khi ngâm cho đến khi hình thành mầm. Những người ăn chay cũng có thể tăng lượng kẽm được hấp thu bằng cách tiêu thụ nhiều sản phẩm ngũ cốc có men (chẳng hạn như bánh mì) hơn các sản phẩm không men (chẳng hạn như bánh quy giòn) vì men phá vỡ một phần phytate. Do đó, cơ thể hấp thụ nhiều kẽm từ ngũ cốc có men hơn ngũ cốc không men.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những phụ nữ bắt đầu mang thai với tình trạng thiếu kẽm có nhiều nguy cơ bị thiếu kẽm do nhu cầu kẽm của thai nhi cao. Việc cho con bú cũng có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ kẽm của người mẹ. Vì những lý do này, RDA đối với kẽm ở phụ nữ mang thai và cho con bú cao hơn so với những phụ nữ khác.
Thiếu kẽm
Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị thiếu kẽm
  • Trẻ lớn bú mẹ hoàn toàn: Sữa mẹ cung cấp đủ kẽm (2mg/ngày) trong 4–6 tháng đầu đời nhưng không cung cấp đủ lượng kẽm khuyến nghị cho trẻ từ 7–12 tháng tuổi, vì trẻ cần 3mg/ngày. Ngoài sữa mẹ, trẻ sơ sinh từ 7-12 tháng tuổi nên ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi hoặc sữa công thức có chứa kẽm. Bổ sung kẽm đã cải thiện tốc độ tăng trưởng ở một số trẻ bị suy giảm tăng trưởng từ nhẹ đến trung bình và những trẻ bị thiếu kẽm.
  • Những người bị bệnh hồng cầu hình liềm: Kết quả từ một cuộc khảo sát cắt ngang lớn cho thấy 44% trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm có nồng độ kẽm trong huyết tương thấp, có thể do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên và/hoặc tình trạng dinh dưỡng kém. Thiếu kẽm cũng ảnh hưởng đến khoảng 60 –70% người lớn mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Bổ sung kẽm đã được chứng minh là cải thiện sự tăng trưởng ở trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Người nghiện rượu: Khoảng 30% –50% người nghiện rượu có tình trạng kẽm thấp vì tiêu thụ ethanol làm giảm hấp thu kẽm ở ruột và tăng bài tiết kẽm qua nước tiểu. Ngoài ra, sự đa dạng và lượng thức ăn tiêu thụ của nhiều người nghiện rượu bị hạn chế, dẫn đến lượng kẽm không đủ.

2. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao và thiếu máu như thế nào?

Lợi ích của việc bổ sung kẽm hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng ở trẻ em châu Phi là không chắc chắn. Trẻ em châu Phi có thể khác với các nhóm trẻ khác ở các nước đang phát triển vì sự khác biệt về tỷ lệ thiếu kẽm, nhẹ cân và sinh non, các bệnh nhiễm trùng tái phát hay mãn tính như HIV hoặc chất lượng của chế độ ăn bổ sung và đa hình di truyền ảnh hưởng đến chuyển hóa sắt.

Có một nghiên cứu được thực hiện với mục đích là để xác định xem việc bổ sung kẽm hoặc đa vi chất dinh dưỡng vào việc bổ sung vitamin A có cải thiện sự tăng trưởng chiều cao hay giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ 6-24 tháng tuổi hay không.

Phương pháp nghiên cứu đó là thử nghiệm chọn đôi ngẫu nhiên, có đối chứng về bổ sung vi chất dinh dưỡng dự phòng cho trẻ 6-24 tháng tuổi. Trẻ em trong ba nhóm thuần tập - 32 trẻ nhiễm HIV, 154 trẻ không nhiễm HIV sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và 187 trẻ không nhiễm sinh ra từ mẹ không nhiễm HIV - được chỉ định ngẫu nhiên riêng biệt để nhận vitamin A (VA) hàng ngày, vitamin A cộng với kẽm hoặc nhiều vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A và kẽm

Kết quả: Trong số tất cả trẻ em, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm can thiệp về sự thay đổi điểm Z theo độ tuổi (LAZ) trong 18 tháng. Trong số trẻ thấp còi, những trẻ nhận MM có cải thiện 0,7 điểm Z trong LAZ so với giảm 0,3 điểm ở VAZ và 0,2 ở VA.

Ở 154 trẻ em không bị nhiễm HIV, MM cải thiện ảnh hưởng của tiêu chảy lặp đi lặp lại đối với sự tăng trưởng. Trong số những trẻ trải qua hơn 6 đợt, những trẻ được điều trị MM không giảm LAZ so với 0,5 và 0,6 điểm Z giảm ở trẻ dùng VAZ và VA tương ứng. Sau 12 tháng, giảm 24% tỷ lệ trẻ bị thiếu máu (hemoglobin dưới 11g/dL) ở nhóm MM, 11% ở VAZ và 18% ở VA. Mặc dù những thay đổi này là đáng kể nhưng sự khác biệt giữa các nhóm không đáng kể.

Thiếu kẽm
Thiếu kẽm ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao và thiếu máu

Tóm lại, việc bổ sung đa vi chất dinh dưỡng hàng ngày kết hợp với vitamin A có lợi trong việc cải thiện sự tăng trưởng ở trẻ thấp còi so với chỉ dùng vitamin A hoặc vitamin A kết hợp với kẽm. Tuy nhiên, tác động lên bệnh thiếu máu cần được nghiên cứu thêm.

Trong trường hợp phụ huynh nghi ngờ trẻ thiếu kẽm, thiếu máu và thấp còi thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động của trẻ.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: clinicaltrials.gov, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, ods.od.nih.gov, healthline.com

XEM THÊM:
  • Trẻ nên ăn gì khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài?
  • Lopradium là thuốc gì?
  • Liều dùng của thuốc Bermoric

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan