17-01-2024 12:21

Thiếu chất gì khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi?

Thiếu chất gì khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi?

Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm thiếu năng lượng, protein, lipid và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.

Thiếu chất gì khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

1. Cơ thể thiếu chất gì khiến trẻ bị suy dinh dưỡng?

Bác sĩ Đỗ Thị Linh Phương, Trung tâm Nhi, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City cho biết, có rất nhiều nguyên nhân trong đó thiếu hụt các dưỡng chất là yếu tố chính khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Đặc biệt là thiếu các vi chất như: sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D, canxi.

Thiếu sắt là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em phổ biến nhất trên toàn thế giới. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở trẻ.

Kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

Cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua thực phẩm như: tôm, cua, hàu, ngao, thịt bò, thịt gà, hạt ngũ cốc, phô mai...

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, giúp trẻ phát triển bình thường. Thiếu vitamin A trẻ sẽ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Đối với trẻ sơ sinh nguồn vitamin A tốt chính là sữa mẹ. Với trẻ độ tuổi ăn dặm trở lên, cần phải ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A như cà rốt, cải xanh, khoang lang, đu đủ,...

Vitamin B là một vitamin thiết yếu của cơ thể, vitamin B giữ một vai trò quan trọng, liên quan đến quá trình trao đổi chất, các hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả da và tóc. Thiếu vitamin B gây cho trẻ mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn,... Cha mẹ có thể bổ sung vitamin nhóm B qua thực phẩm như: bơ, gan, trứng, đậu phộng; các loại rau có lá xanh đậm như bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây...

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ. Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho ở ruột và thận, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố quan trọng. Ngoài ra vitamin D còn có vai trò trong hệ miễn dịch của trẻ. Sữa mẹ cung cấp không đủ nhu cầu vitamin D cho trẻ, vì vậy trẻ bú mẹ cần được bổ sung vitamin D hàng ngày. Trẻ nếu không được cung cấp đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng, chậm lớn, còi xương và có sức đề kháng yếu.

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất theo từng độ tuổi
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất theo từng độ tuổi

Thiếu canxi: Trẻ sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến bệnh còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu và răng mọc không đều. Trẻ hay khóc đêm, hay giật mình và dễ cáu gắt. Để phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ cha mẹ cần chú ý:

  • Cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho trẻ, đảm bảo giá trị dinh dưỡng và cân bằng các nhóm chất trong khẩu phần ăn. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng nhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị.
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18- 24 tháng tuổi.
  • Chăm sóc trẻ bằng bữa ăn hợp lý: tập cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (glucid, lipid, protein, vitamin).
  • Theo dõi trẻ qua biểu đồ tăng trưởng.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: chọn thực phẩm tươi, hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, đảm bảo ăn chín uống sôi.
  • Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bị bệnh.
  • Tiêm chủng và tẩy giun cho trẻ theo định kỳ.

2. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hạn chế tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Bác sĩ Đỗ Thị Phương Linh cũng chia sẻ thêm: Ngoài các biện pháp kể trên, hiện nay việc sử dụng các sản phẩm thay thế có yếu tố bổ sung vi chất, thực phẩm chức năng được khá nhiều bố mẹ tìm đến để góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các vi khoáng chất thiết yếu như: sắt, kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, Vitamin D, canxi... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi.

Tuy nhiên, khi lựa chọn sản phẩm bổ sung cho trẻ, mẹ cần biết nhu cầu ở độ tuổi của con cần là bao nhiêu? Chế độ ăn của trẻ đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu? Sau đó, mới quyết định có bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ hay không và nên bổ sung loại nào.

Cha mẹ thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

XEM THÊM:
  • Trẻ rụng tóc vành khăn có phải do thiếu kẽm?
  • Bật mí cách tăng cường miễn dịch của trẻ cho bố mẹ bận rộn
  • Bé hơn 1 tuổi đi phân xám, hay ốm vặt có phải thiếu chất không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan