Mục lục
Tiền mãn kinh và mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra ở tuổi trung niên khi nồng độ estrogen giảm dần đi cùng với đó là kinh nguyệt không đều. Phụ nữ ở giai đoạn này phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe mà thường gặp nhất là mất ngủ tiền mãn kinh, mất ngủ tuổi mãn kinh làm giảm chất lượng cuộc sống của phái đẹp.
1. Các rối loạn giấc ngủ liên quan đến mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh và mất ngủ tuổi mãn kinh
Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ bao gồm:
- Khó đi vào giấc ngủ
- Khó duy trì giấc ngủ hay lúc ngủ lúc tỉnh suốt đêm
- Thức giấc quá sớm
- Tổng thời gian ngủ không đủ đáp ứng yêu cầu của từng độ tuổi
- Giấc ngủ không sâu
- Mệt mỏi, cảm thấy không tỉnh táo hay buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Mất ngủ tiền mãn kinh, mất ngủ tuổi mãn kinh thường có hầu hết các biểu hiện trên đây. Số liệu đưa ra về số lượng phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ trong thời kỳ mãn kinh dao động từ 28 đến 63%. Nhìn chung, các nghiên cứu liên tục cho thấy khả năng mắc các vấn đề về giấc ngủ tăng lên trong quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh, có mối liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi.
2. Nguyên nhân gây ra mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh và mất ngủ tuổi mãn kinh
2.1. Thay đổi nội tiết tố
Sự suy giảm estrogen ở thời kỳ mãn kinh góp phần gây ra tình trạng mất ngủ tiền mãn kinh và mất ngủ tuổi mãn kinh. Sự sụt giảm này gây ra các triệu chứng như cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi (các triệu chứng vận mạch) đến lo lắng và tâm trạng chán nản ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đau nhức khớp và các vấn đề về bàng quang như tiểu nhiều vào ban đêm, cũng là những hậu quả phổ biến của sự suy giảm estrogen và có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Sự suy giảm progesterone cũng có thể gây ra mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh vì progesterone có tác dụng gây ngủ bằng cách tác động lên các đường dẫn truyền của não. Melatonin, một loại nội tiết tố quan trọng khác cho giấc ngủ, giảm dần theo tuổi tác. Sự bài tiết melatonin cũng bị ảnh hưởng một phần bởi sự thiếu hụt estrogen và progesterone thường làm nặng thêm tình trạng mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh, mất ngủ tuổi mãn kinh.
2.2. Ngưng thở khi ngủ
Ngoài triệu chứng ngủ ngáy to và ngắt quãng, ngưng thở khi ngủ thường gây ra các rối loạn điển hình của mất ngủ tiền mãn kinh và mất ngủ tuổi mãn kinh như mệt mỏi cả ngày, ngủ không sâu, chất lượng giấc ngủ không tốt, ... Ngưng thở khi ngủ trước đây được coi là chứng rối loạn giấc ngủ của nam giới nhưng quan điểm đó đang dần thay đổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa có thể liên quan đến tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ và nó dường như phổ biến hơn ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh do can thiệp chấm dứt nguồn cung cấp nội tiết tố.
2.3. Hội chứng chân không nghỉ - Restless legs syndrome (RLS)
Hội chứng chân không yên (RLS) là một triệu chứng khác và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi nam giới. Người mắc phải hội chứng này có cảm giác khó chịu, ngứa ran, châm chích hoặc bò lổm ngổm ở chân. Những cảm giác khó chịu này có thể lặp đi lặp lại suốt đêm làm bản thân họ rất khó ngủ và hay ngủ gật nhiều vào ban ngày. Một nghiên cứu về bệnh nhân RLS cho thấy 69% phụ nữ sau mãn kinh nhận thấy các triệu chứng của họ tồi tệ hơn so với trước khi mãn kinh và theo đó mức độ tình trạng mất ngủ tuổi mãn kinh cũng trầm trọng hơn mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh.
3. Giải pháp cho người mất ngủ tiền mãn kinh, mất ngủ tuổi mãn kinh
3.1 Phương pháp điều chỉnh lối sống:
Có một số nguyên lý cơ bản góp phần vào lối sống lành mạnh nói chung có thể giúp bạn ngủ ngon:
- Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên nhưng không tập ngay trước khi ngủ.
- Duy trì các mối quan hệ lành mạnh và quản lý căng thẳng.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi ngủ.
- Dọn dẹp thường xuyên, đảm bảo phòng ngủ thông thoáng và mát mẻ
- Duy trì một lịch trình đi ngủ đều đặn, bao gồm đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm.
- Không xem tivi, ăn uống hoặc đọc sách trên giường.
- Tránh quá nhiều caffein, rượu và nicotine.
- Tránh ngủ trưa quá nhiều, điều này có thể khiến bạn khó ngủ vào buổi tối.
- Đảm bảo rằng bạn đã làm trống bàng quang trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên cũng có những lúc bạn không thể kiểm soát được mọi việc và cần một chút sự trợ giúp. Ở đối tượng bị mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mất ngủ tuổi mãn kinh, sử dụng thuốc để điều trị rối loạn giấc ngủ cũng là một cách hỗ trợ tốt nhưng cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
3.2 Phương pháp điều trị dùng thuốc
Phương pháp thường được sử dụng nhất cho các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh - như bốc hỏa và mất ngủ là liệu pháp thay thế hormone (HRT). HRT bao gồm estrogen được cung cấp dưới dạng viên uống, miếng dán hoặc kem bôi âm đạo, sử dụng một mình hoặc kết hợp với progesterone (đối với những phụ nữ vẫn còn tử cung). Nếu HRT không phù hợp với bạn, nếu các triệu chứng bốc hỏa và mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh, mất ngủ tuổi mãn kinh của bạn không nghiêm trọng hoặc nếu bạn chỉ đơn giản là quyết định không sử dụng HRT, các loại thuốc ban đầu được sử dụng là thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích. Chúng bao gồm liều thấp fluoxetine, paroxetine, venlafaxine, và nhiều loại khác. Ngoài ra, bazedoxifene đã được chứng minh là làm tăng chất lượng giấc ngủ và hai loại thuốc khác thuốc chống động kinh gabapentin, thuốc huyết áp clonidine - cũng có thể có hiệu quả đối với các triệu chứng mất ngủ tiền mãn kinh, mất ngủ tuổi mãn kinh.
Mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh và mất ngủ tuổi mãn kinh là các rối loạn giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ trung niên, chúng gây ra nhiều rối loạn sức khỏe và làm giảm chất lượng sống. Hãy trò chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ. Nếu những thay đổi lối sống và trị liệu bằng thuốc không giúp ích được nhiều, hãy hỏi bác sĩ để được giới thiệu đến các chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức, phương pháp trị liệu này đã được chứng minh là giúp cải thiện giấc ngủ ở phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh.
:
- Khám chuyên khoa Phụ khoa
- Khám phụ khoa, khám vú
- Siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường bụng
- Lấy bệnh phẩm làm phiến đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo
- Chụp Xquang tuyến vú(2 bên)
- Đo độ loãng xương
- Thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện các bệnh lý tiền mãn kinh nếu có.
Mọi quy trình thăm khám được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn có nhiều năm kinh nghiệm, vì thế khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả thăm khám của bệnh viện.
- Đổ mồ hôi nhiều, vì sao?
- 10 nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm ở nam giới
- Các triệu chứng của bệnh lao phổi tái phát