17-01-2025 14:53

Tháng 11 - đỉnh dịch sốt xuất huyết

Tháng 11 - đỉnh dịch sốt xuất huyết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Tháng 11 - cảnh báo dịch sốt xuất huyết tăng cao

Tháng 11 hàng năm là thời điểm “đỉnh dịch” của bệnh sốt xuất huyết. Nhưng từ tháng 9-11 được coi là giai đoạn “nóng” của dịch sốt xuất huyết, do thời tiết lạnh, mưa nhiều tạo môi trường thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi và phát triển.

Năm nay Việt Nam vừa phải “chiến đấu” với đại dịch Covid-19 vừa phải sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh diễn ra hàng năm, theo mùa như sốt xuất huyết, tay chân miệng,... Vì vậy, việc chủ động phòng tránh từ phía người dân là việc làm hết sức cần thiết cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Sốt xuất huyết
Dịch sốt xuất huyết lan truyền nhanh tại các khu vực đông người

2. Phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Để kiểm soát tình hình, cần phải có sự vào cuộc của ngành Y tế, sự tham gia chủ động và tích cực của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và đặc biệt là người dân trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết.

Một số biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả bao gồm:

  • Diệt loăng quăng bọ gậy bằng các cách như sau:
  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
  • Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
  • Ngủ màn, mặc quần áo dài, bôi kem chống muỗi.
  • Phun thuốc diệt muỗi
  • Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống muỗi.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn sạch rác rưởi xung quanh khu vực sống để giúp môi trường sống trong lành, thoáng mát.
Phòng chống sốt xuất huyết
Ngăn chặn dịch sốt xuất huyết bằng cách phun thuốc diệt muỗi theo quy định của Bộ Y tế

Ngoài ra, nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu sốt xuất huyết thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nên tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bệnh sốt xuất huyết có những dấu hiệu rất dễ nhận biết, người bệnh sau khi nhiễm bệnh sẽ bị sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày, dấu hiệu xuất huyết sẽ bắt đầu từ ngày thứ ba với những chấm xuất huyết hoặc chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa, suy đa tạng, rối loạn đông máu...Bệnh nhân sốt xuất huyết trường hợp nhẹ sẽ khỏi bệnh sau 7 ngày. Bệnh diễn tiến nặng hay nhẹ là do đáp ứng của miễn dịch cơ thể người bệnh với mầm bệnh.

XEM THÊM:
  • Những điều cần tránh khi bị sốt xuất huyết Dengue
  • Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu?
  • Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có nguy cơ bùng phát vào cuối tháng 3, đầu tháng 4

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan