Mục lục
Tập phối hợp tay miệng nằm trong tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng” do bộ y tế ban hành. Bài tập nằm trong phần hoạt động trị liệu trực tiếp cho bệnh nhân hoặc hướng dẫn bệnh nhân. Đối tượng chỉ định thường là các bệnh nhân bị tê liệt thần kinh trung ương. Các bài tập phối hợp tay miệng thương là do kỹ thuật viên hướng dẫn để đảm bảo chất lượng cũng như kết quả điều trị.
1. Đối tượng được chỉ định và chống chỉ định hướng dẫn tập phối hợp tay miệng
Các bài tập phối hợp tay miệng thường áp dụng với những bệnh nhân đang trong tình trạng mất hoặc giảm khả năng phối hợp tay miệng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do người bệnh bị tê liệt thần kinh trung ương. Ngoài ra bài tập còn được chỉ định cho người mất hoặc giảm chức năng chi trên.
Tuy nhiên, bài tập này chống chỉ định với những bệnh nhân đang trong giai đoạn cấp của bệnh.
2. Các bước chuẩn bị thực hiện tập phối hợp tay miệng
- Người thực hiện: các kỹ thuật viên hoạt động trong lĩnh vực trị liệu. Yêu cầu đối với kỹ thuật viên cần giải thích cho bệnh nhân hiểu và nắm rõ các bài tập cũng như chức năng của chúng.
- Dụng cụ hỗ trợ:
- Các đồ vật chuyên dụng cho việc trị liệu có các hình dạng kích thước khác nhau
- Bàn tập, ghế tập, giường tập
- Tủ, khay đựng đồ vật
- Gương tập
- Người bệnh: Yêu cầu cần nắm rõ các thông tin, thời gian, mục đích mức độ của bài tập phối hợp tay miệng
- Hồ sơ bệnh án: Cần có đầy đủ thông tin về chẩn đoán bệnh, chẩn đoán chức năng, phát hiện đánh giá và theo dõi kết quả tập
3. Các bước tiến hành bài tập tay miệng phối hợp
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng tay, mắt của người bệnh
- Bước 2: Đánh giá và phân tích tình trạng của bệnh nhân
- Bước 3: Lập mục tiêu để điều trị tổng quát phù hợp với từng bệnh nhân: Sau bài tập có thể sử dụng phối hợp tay miệng có hiệu quả để hoàn thành công việc
- Bước 4: Đề ra được quá trình điều trị theo mục tiêu đã có ở trên
- Bước 5: Thực hiện chương trình điều trị:
- Cần tập cho bệnh nhân xác định đúng vị trí của miệng, nhận biết được khoảng cách từ tay đến miệng
- Để bệnh nhân học được cách đưa thìa ngang miệng (với những trường hợp đưa từ phía trên xuống, từ một bên đề không đạt yêu cầu)
- Bước 6: Đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị đánh giá sau tập luyện 1 tuần, 2 tuần, 4 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm...
4. Theo dõi quá trình tập liệu của bệnh nhân
- Trong khi tập:
- Xem người bệnh có mệt, khó chịu
- Trong quá trình tập luyện cần theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân
- Theo dõi và ghi kết quả thu được sau mỗi buổi tập luyện
- Khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần thông báo ngay cho nhân viên y tế
- Sau khi tập
- Người bệnh có mệt kéo dài
- Theo dõi tiến triển của tầm vận khớp
- Theo dõi và lưu lại kết quả sau mỗi ngày tập luyện
- Khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra cần thông báo ngay cho nhân viên y tế
5. Tai biến và các cách xử trí khi tập liệu
- Trong khi tập: Khi người bệnh cảm thấy mệt cần để họ nghỉ tập kết hợp với theo dõi từng diễn biến của bệnh nhân.
- Sau khi tập: mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xứ trí tai biến đó.
Bàn tay là công cụ đặc biệt giúp chúng ta hoàn thành các công việc trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện nào của tổn thương thần kinh gây tê liệt chi trên cần đến ngay các cơ sở y tế để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ điều trị. Việc tập luyện và điều trị ngay từ khi mới phát bệnh sẽ giúp tỷ lệ hồi phục tăng lên, các cơ quan sớm hoạt động trở lại.
- Mắt nhắm không kín, méo miệng có phải triệu chứng của bệnh tai biến không?
- Cách điều trị tai biến tốt nhất ở người già là gì?
- Thường xuyên tê mỏi, đau nửa đầu bên phải sau 1 lần bị ngất, vì sao?