17-01-2024 10:09

Tập đi với khung tập đi

Tập đi với khung tập đi

Khung tập đi phục hồi chức năng là một dạng công cụ hỗ trợ cho cả người già lẫn người hạn chế về khả năng di chuyển tự nhiên. Dụng cụ này sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng vận động đi lại hơn mà cũng có tính an toàn cao hơn. Tuy nhiên lựa chọn khung tập đi phù hợp ví dụ như khung tập đi 4 chân, khung tập đi dành cho người già thì bạn nên tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ.

1. Khái quát về khung tập đi phục hồi chức năng

Khung tập đi phục hồi chức năng là một sản phẩm hỗ trợ. Nó được coi như công cụ giúp đỡ tập đi cho những những đang gặp khó khăn để di chuyển. Trong số đó thì đối tượng nên dùng nhất là người cao tuổi. Khung tập đi dành cho người già sẽ giúp giữ thăng bằng và có độ an toàn cao hơn nhiều lần so với nạng tập đi.

Hiện nay, tại các địa chỉ cung cấp vật tư y tế có rất nhiều mẫu khung tập đi. Có loại thì đẩy và di duyển bằng bánh xe có loại phải nhấc dùng lực như tập đi với nạng. Phần lớn chúng ta thường thấy là khung tập đi 4 chân. Với 4 chân bạn sẽ dễ dàng cân bằng cơ thể hơn dùng nạng đồng thời người cao tuổi thể lực yếu dùng khung này có thể dừng nghỉ bất kỳ khi nào cần.

Cũng khá giống với nạng tập đi những đối tượng khung tập đi hướng đến đều bị suy giảm khả năng đi lại. Họ chính là người bị tai biến dẫn đến liệt nửa người: bệnh nhân liệt nửa thân dưới do bẩm sinh; bệnh nhân bị tai nạn chấn thương chân; bệnh nhân đang trong quá trình thích nghi với chân giả; trẻ em bị ảnh hưởng thần kinh dẫn đến bại não hay bại liệt;....

Bên cạnh đó có nhiều đối tượng được xác định suy giảm khả năng di chuyển nhưng bác sĩ không chỉ định cho dùng khung tập đi 4 chân. Phần lớn nhóm bệnh nhân này đã không còn tỉnh táo và nhận thức rõ được hành vi của bản thân. Khi họ không nhận thức cũng như khó kiểm soát hành vi cơ thể để họ tự dùng các sản phẩm y tế hỗ trợ ngược lại còn dễ gây ra tai nạn.

Những người bị rối loạn thần kinh hoặc mắc bệnh thần kinh dẫn đến mất kiểm soát hành vi cơ thể thường không nhận biết được điều mình đang làm. Đối tượng này có thể là người mắc bệnh tai biến, đột quỵ. Do đó bệnh nhân cần được thăm khám kiểm tra kỹ lưỡng xác định rõ tình trạng bệnh mới có thể đưa ra giải pháp hỗ trợ và phục hồi hiệu quả nhất.

khung tập đi cho người già
Khung tập đi dành cho người già sẽ giúp giữ thăng bằng và có độ an toàn cao hơn nhiều lần so với nạng tập đi.

2. Chuẩn bị trước khi sử dụng và cách dùng khung tập đi 4 chân

2.1 Chuẩn bị kỹ năng cơ bản nhất để thực hiện tập đi

Giải pháp khung tập đi phục hồi chức năng là một phương pháp vật lý trị liệu. Ban đầu bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn để di chuyển. Bệnh nhân càng nằm bất động lâu thì khả năng di chuyển càng kém. Lý do chính là các cơ gần lâu không hoạt động sẽ suy yếu và dần tiêu biến. Chính vì thế ngay sau khi cơ thể hồi phục đáp ứng được thể lực yêu cầu bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng khung tập đi hàng ngày để các khối cơ vận động trở lại.

Khung tập đi phục hồi chức năng có nhiều loại khác nhau như khung tập đi 4 chân, khung tập đi dành cho người già. Bên cạnh chọn loại khung thích hợp thì bạn cũng cần chú ý đến kích thước của khung. Mỗi người có chỉ số cơ thể khác nhau nên cần chú ý kích thước khung sao cho phù hợp với bản thân nhất có thể.

Với khung tập đi 4 chân, chúng ta sẽ đo kích thước dựa trên chiều cao và chiều rộng. Chiều cao của khung tập đi sẽ được chia ra làm nhiều mức độ khác nhau. Các cấp độ này phụ thuộc chính vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nặng thì chiều cao có thể tăng lên hoặc giảm dần đến ngưỡng nhất định khi hồi phục.

Vậy làm sao để xác định chiều cao phù hợp nhất với bệnh nhân? Trước hết bạn cần biết loại khung nào nên dùng cho người bệnh. Sau đó tham khảo thêm bác sĩ xem bệnh tình nên dùng khung tập đi có chiều cao đo từ mức nào.

Hiện tại có 3 mức độ phổ biến giúp bạn xác định chiều cao của khung tập đi đó là từ giá đỡ của khung đến thắt lưng, từ giá đỡ của khung đến giữa thắt lưng, từ giá đỡ đến nách. Phần lớn chiều rộng khung lý tưởng sẽ tương đương với chiều dài vai của bệnh nhân.

Lưu ý chọn đúng loại khung và kích thước khung có vai trò vô cùng quan trọng. Giả sử bệnh nhân chọn sai loại khung phục hồi chức thì sẽ khó khăn khi sử dụng hoặc không mang lại hiệu quả trị liệu như mong muốn. Bên cạnh đó kích thước quá nhỏ hay quá lớn sẽ gây cản trở và làm cho bệnh nhân khó di chuyển dễ nản lòng từ bỏ.

2.2. Hướng dẫn sử dụng khung tập đi 4 chân cho bệnh nhân

Để bắt đầu tập đi, bệnh nhân cần phải duy trì được tư thế đứng thẳng lưng. Lần đầu đứng dậy sẽ cần có người hỗ trợ và tư vấn chỉnh những động tác cơ bản giúp cho người bệnh làm quen và thuận tiện sử dụng sản phẩm y tế hỗ trợ. Khi có thể đứng được hãy cố di chuyển để chân luôn nằm giữa khung và người nghiêng về phía trước giúp cơ thể cân bằng tránh ngã hoặc trượt.

Khi cơ thể dần thích nghi với bài tập đứng hãy tiến hành tập những bước đi đầu tiên. Lúc này có thể xuất hiện đau nhức do khối cơ đã không còn độ đàn hồi ban đầu. Vì thế cần phải kiên trì luyện tập để mỗi ngày giúp cơ bắp thích nghi dần trở lại.

Bước 1: Nâng khung và đặt lên phía trước. Nếu mới tập bạn cảm thấy nâng khung quá khó thì hãy dùng loại khung tập đi có bánh xe. Với khung có bánh xe bạn để nhẹ khung di chuyển sẽ hạn chế mất sức như khung không có bánh xe.

Bước 2: Giữ khung cố định lại rồi tiến hành di chuyển từng chân đi về phía trước. Lưu ý không di chuyển 2 chân cùng lúc. Hãy di chuyển từng chân và từ từ di chuyển.

khung tập đi cho người già
Giải pháp khung tập đi phục hồi chức năng là một phương pháp vật lý trị liệu

3. Những thông tin sức khỏe cần được lưu ý khi sử dụng khung tập đi

Ngoại trừ đối tượng bệnh nhân gặp chấn thương chân thì các các nguyên nhân đến từ tai biến và bại liệt cần được quan tâm kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Sau khi mắc phải các biến chứng cơ thể suy yếu dẫn đến việc rối loạn và mất cân bằng chỉ số.

Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân kiểm tra chỉ số sức khỏe định kỳ. Trong đó đa số đều sẽ lưu lại hồ sơ bệnh án cùng kết quả kiểm tra các mục như: nhịp đập của mạch, nhịp thở, chỉ số huyết áp, thân nhiệt. Quan trọng hơn cả bác sĩ sẽ xét đến tâm lý sức khỏe bệnh nhân và những thay đổi trong quá trình điều trị.

4. Người bệnh dùng khung tập đi phục hồi chức năng bị tai biến phải làm sao

Bệnh nhân tai biến sau phục hồi vẫn có nguy cơ mắc lại. Do vậy họ cần chú ý vì khi điều đó lặp lại sẽ khiến cơ thể mất kiểm soát và có thể dẫn đến hư hỏng dụng cụ. Điều đáng lo hơn là bệnh nhân có thể gặp tai nạn nguy hiểm gây chấn thương và khiến bệnh tình càng nặng thêm.

Chính vì thế đối tượng bệnh nhân này cần được quan tâm chăm sóc hết sức kỹ càng. Y tá hoặc người sẽ luôn ở bên cạnh để hỗ trợ giúp đỡ khi luyện tập. Mọi vấn đề bất thường của bệnh nhân sẽ được theo sắt và cấp cứu kịp thời. Khi xuất hiện dấu hiệu sớm bác sĩ sẽ kiểm tra và cân đối lại bài tập phù hợp.

Khung tập đi phục hồi chức năng là một sản phẩm y tế hỗ trợ khá tiện lợi. Tuy rằng nó có phần vững hơn nạng và hạn chế rủi ro nhưng cũng không nên chủ quan.

XEM THÊM:
  • Tập đi với gậy, nạng, khung tập đi
  • Bị ngã dập tủy có thể điều trị không?
  • Quá trình phục hồi sau phẫu thuật hông

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan