Mục lục
Tập đi với chân giả trên gối cần phải luyện tập khả năng giữ thăng bằng rất quan trọng. Để thực hiện được hoạt động này người bệnh cần phải phối hợp tốt, thăng bằng vững vàng trước khi tập đi. Đặc biệt cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại trong vài tuần đầu tiên khi tập đi với chân giả.
1. Luyện tập với chân giả trên gối lần đầu sử dụng
Với những người bị mất chân trên gối thì việc đi lại đòi hỏi tốn rất nhiều năng lượng và khá khó khăn đối với họ. Người bệnh cần được luyện tập bài bản và các yêu cầu cơ bản khi thiết kế để lấy thăng bằng khi đứng, đi lại được an toàn tự nhiên. Các bước cơ bản bao gồm:
- Thiết kế ổ mỏm cụt phù hợp với người bệnh được xem như yếu tố hen chống, quyết định cho người bệnh có thể kiểm soát chân giả hiệu quả
- Loại chân giả được chỉ định đúng cho người bệnh
- Cần có quy trình luyện tập bài bản với các bài tập mà cơ thể người bệnh cảm thầy phù hợp.
Người bệnh cần được luyện tập đi với chân giả bài bản để có thể kiểm soát chân giả tốt, đi lại được sớm đồng thời sử dụng chân giả để có dáng đi an toàn và tự nhiên. Mục tiêu cuối cùng của việc luyện tập nhằm loại bỏ sự phụ thuộc vào nạng và các dụng cụ hỗ trợ khác.
Chỉ định cho người bệnh sử dụng đi chân giả trên gối bao gồm: bệnh nhân có mức cắt cụt ngang đùi, tháo khớp gối và những mức cắt cụt ở khớp gối.
Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nhân sau sẽ không được chỉ định sử dụng chân giả trên gối bao gồm: bệnh nhân có mỏm cụt nhiễm trùng sau phẫu thuật, sưng phù nề ở đầu mỏm cụt, bệnh nhân bị co rút hay biến dạng gập khớp hông, bệnh nhân có chân giả trên gối không vừa vặn.
2. Thao tác kỹ thuật thực hiện đi với chân giả trên gối của người bệnh
Người bệnh thực hiện đứng giữa thanh song song với hai bàn chân và cách nhau với khoảng 12cm: Giữ tư thế đứng thật đúng, chuyển trọng lượng từ chân này sang chân kia, không gập gối phía lành, người bệnh chuyển sức nặng bằng cử động của khớp hông chứ không phải cử động của thân mình. Đồng thời hai vai và xương chậu phải được giữ ở vị trí và tư thế ngang.
Người bệnh đứng trước gương tập và sử dụng thanh song song: Hai tay của người bệnh sẽ được đặt lên trên thanh song song ở hai bên thân mình. Sử dụng chân giả bước một bước ngắn về phía trước chân lành. Giữ nguyên chân giả ở vị trí này, và bước chân lành về trước và ra sau. Người bệnh sẽ chịu hết sức nặng trên bàn chân lành ở giai đoạn đầu và cuối của mỗi bước chân. Khớp gối chân giả của người bệnh sẽ gập khi chân lành đặt về phía trước. Bàn chân lành của người bệnh nên được bước qua sát bàn chân giả nhằm chuyển trọng lượng thân mình trực tiếp từ chân lành sang chân giả.
Người bệnh thực hiện chịu sức nặng - trọng lượng trên chân lành đặt trước chân giả một bước: Người bệnh sẽ cho khớp gối chân giả gập cùng với việc di chuyển sức nặng trọng lực cơ thể từ gót tới ngón chân của bàn chân lành. Cho chân giả bước tới một bước. Đặt hết sức nặng trên chân giả ở giai đoạn cuối của bước khi đó khớp gối của chân lành phải gập và sức nặng trọng lượng sẽ đè trên gót chân giả.
Người bệnh sẽ thực hiện bước ngang:
Về phía chân lành: Bệnh nhân bước một bước ngắn về phía chân lành sao cho để khớp gối của chân giả được gập lại, và người bệnh vẫn tiếp tục duy trì tiếp xúc với mặt nền, đồng thời kéo bàn chân giả tới bên chân lành.
Về phía chân giả: Người bệnh chịu hết sức nặng trọng sang bên chân lành, sau đó di động chân giả, đồng thời hơi gập nhẹ gối. Và người bệnh chịu sức nặng trọng lượng lên trên chân giả khi bàn bàn đặt xuống nền.
Người bệnh thực hiện tư thế ngồi xuống ghế: Đối với mặt ghế, người bệnh sử dụng chân lành gần chân trước của ghế phái bên trên chân giả, sau đó xoay bàn chân lành về phía chân giả, kéo chân giả bàng mức so với chân lành. Đồng thời, gập thân mình về phía trước và đặt mình xuống ghế. Đối với người cao tuổi bị cụt trên gối, có thể sử dụng một tay chống xuống mặt ghế trong khi tay tay kia được đặt trên khớp gối lành.
Người bệnh đứng dậy khỏi ghế: Bệnh nhân đặt gót chân lành gần về phía dưới ghế trong khi bàn chân của chân giả ở phía trước. Đồng thời, người bệnh gập mình về phía trước và đứng dậy trên chân lành. Sau đó, chuyển sức nặng trọng lượng sang chân giả và bước tới với chân lành. Đối với người cao tuổi bị cụt trên gối có thể sử dụng tay để chống thêm trên gối.
Người bệnh thực hiện tư thế đứng dậy từ sàn nhà:
Cách 1: Người bệnh có thể xoay người đối diện với mặt ghế và đặt hai tay lên mặt ghế. Sau đó, quỳ chân lành và chân giả duỗi ra sau. Tiếp tục đẩy hai tay và duỗi thẳng chân lành để có thể đứng lên được. Sau đó, nắm nhẹ trên ghế khi lấy được thăng bằng và sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ.
Cách 2: Người bệnh có thể ngồi gần ghế, lưng được tựa vào mặt ghế và đặt hai tay lên mặt ghế. Đồng thời người bệnh gập gối chân lành và đẩy mạnh hai tay, đưa mông lên mặt ghế.
Người bệnh thực hiện tư thế ngồi xuống sàn nhà: Bệnh nhân sẽ đặt chân giả hơi đưa về phía sau, sau đó cúi xuống chống tay và chịu sức nặng trên hai bàn tay. Đồng thời hạ thân mình xuống, cùng với việc xoay về phía chân lành cùng với việc ngồi xuống bằng mông.
Người bệnh thực hiện tư thế bước lên cầu thang: Người bệnh sẽ chuyển sức nặng trọng lượng thân người trên chân giả và bước lên so với chân lành. Đồng thời người bệnh có thể duỗi mỏm cụt ra rồi gập hông lại thật mau giúp gập gối lại và đặt bàn chân giả bên cạnh chân lành.
Người bệnh thực hiện bước xuống cầu thang: Người bệnh đặt gót chân giả trên cạnh bậc cầu thang khi đó chuyển sức nặng trọng lượng thân người đến chân giả và giữ vững khớp gối bằng cách ấn mỏm cụt vào vách sau của vỏ nhựa. Đồng thời gập khớp gối giả bằng cách gập mỏm cụt lại và chuyển sức nặng trọng lượng người trên chân lành ở bục kế bên. Người bệnh thực hiện các hoạt động này một cách nhịp nhàng.
Người bệnh thực hiện vượt chướng ngại vật:
Người bệnh thực hiện bước qua chướng ngại vật bằng cách đi tới: Người bệnh sẽ sử dụng mặt đối diện với chướng ngại vật, đặt ngón chân lành cách xa vật khoảng cách 7-8cm. Sau đó, chuyển sức nặng trọng lượng thân người trên chân lành. Đồng thời người bệnh duỗi mỏm cụt ra rồi gập mạnh hông lại để đem chân giả qua chướng ngại vật. Khi gót chân giả người bệnh chạm đất, duỗi mạnh mỏm cụt vào vách sau để giữ vững khớp gối và chuyển sức nặng trọng lượng thân người lên chân giả. Cuối cùng người bệnh sẽ bước chân lành qua chướng ngại vật.
Người bệnh thực hiện bước qua chướng ngại vật bằng cách đi ngang tức sẽ bước qua chướng ngại vật cao hơn 10 đến 12cm: Người bệnh bị cụt chân trên gối đứng một bên với chân giả cạnh bệnh chướng ngại vật và bàn chân giả cách chướng ngại vật khoảng 12 đến 13 cm. Sau đó, người bệnh gập mạnh hông chân cụt để duỗi gối và bước qua chướng ngại vật. Khi gót chân giả chạm đất, thì ấn mạnh vào mỏm cụt vào vách sau vỏ nhựa để giữ vững gối. Sau đó, bước qua chướng ngại vật với chân lành và xoay người về phía chân giả.
Theo dõi người bệnh sử dụng chân giả: Người có mỏm cụt trên gối sẽ nhanh mệt ở giai đoạn đầu mới bước vào chương trình luyện tập vì vậy, cần thường xuyên xen những phút nghỉ vào giữa những buổi luyện tập ngắn. Sau mỗi buổi tập cần kiểm tra xem mỏm cụt có bị những điểm tì hay các vết trầy xước hay không. Trong trường hợp sử dụng gậy chống thì nên dùng hai gậy trong suốt thời gian luyện tập để bảo đảm sự phân bố đều sức nặng trọng lượng lên hai bên chân. Sau giai đoạn luyện tập nếu bệnh nhân vẫn phải dùng gậy thì cầm ở ở tay đối diện so với bên chân giả.
- Gãy liên lồi cầu xương đùi độ 3 nếu để nguyên nẹp vít về lâu dài có ảnh hưởng không?
- Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não ở người cao tuổi thế nào?
- Phải làm sao sau khi mổ xương vẫn không đi lại được bình thường?