Mục lục
Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, sức đề kháng vẫn còn yếu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì vậy trẻ thường bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp hay tiêu hóa đặc biệt là trong mùa dịch bệnh. Do đó, cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ để phòng ngừa bệnh tật.
1. Nâng cao sức đề kháng quan trọng như thế nào?
Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện và sức đề kháng còn kém nên trẻ thường hay mắc những bệnh lý về đường hô hấp hoặc tiêu hóa,... Đây cũng là một trong những biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.
Khi trẻ còn nằm ở trong bụng mẹ đã có một sức đề kháng nhất định do mẹ cung cấp giúp chống lại những tác nhân bất lợi. Khi trẻ mới sinh ra, sức đề kháng của trẻ chưa phát triển toàn diện mà phải tiếp xúc với môi trường sống mới nên rất dễ bị bệnh. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, việc tăng sức đề kháng cho trẻ là một việc làm thiết yếu để tạo điều kiện cho trẻ có thể thuận lợi phát triển một cách tốt nhất và phòng ngừa mắc bệnh đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
2. Tăng cường sức đề kháng cho bé
Tăng cường sức đề kháng cũng như tăng hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa dịch là hết sức cần thiết. Một trong những cách giúp tăng sức đề kháng mùa dịch như:
- Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều nhất có thể. Bởi vì sữa mẹ không chỉ một nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa rất nhiều kháng thể giúp bé phòng ngừa được nhiều loại bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sức mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi virus, vi khuẩn gây hại, đồng thời hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh. Những dưỡng chất có trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả.
- Đối với trẻ lớn hơn cần cho trẻ uống đủ nước, ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất. Đồng thời tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm như cua, tôm, gan động vật, các loại ngũ cốc, thịt bò và bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin E, C. Những loại trái cây như cam, bưởi, chanh,... là những nguồn có chứa nhiều vitamin C, uống thêm các loại nước ép sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.
- Tạo cho trẻ một thói quen sống lành mạnh, đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc và rèn luyện cơ thể thường xuyên hơn. Bởi vì, giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc cải thiện và củng cố sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ sẽ khiến cho em bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên và khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.
- Cha mẹ cần thường xuyên cho trẻ vận động bằng những hoạt động như bơi lội, đạp xe, đá bóng,...
- Ngoài ra, trong tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (COVID-19) đang diễn biến hết sức phức tạp cha mẹ cần phải giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng nhà cửa, đồng thời đeo khẩu trang, hạn chế đưa trẻ tới nơi tụ tập đông người và rửa tay thường xuyên,...
- Bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa
Tóm lại, sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, sức đề kháng vẫn còn yếu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì vậy trẻ thường bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp hay tiêu hóa đặc biệt là trong mùa dịch bệnh nếu hệ miễn dịch yếu. Do đó, tăng sức đề kháng trong mùa dịch là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm phòng ngừa bệnh tật cho trẻ.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi dễ bị bệnh hô hấp
- Có nhất thiết phải dùng bột ăn dặm cho trẻ?
- Lưu ý khi dùng sữa cho trẻ sinh non nhẹ cân