17-01-2024 14:46

Tăng sắc tố: Điều gì khiến da bị sạm?

Tăng sắc tố: Điều gì khiến da bị sạm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Vân - Bác sĩ Nội thẩm mỹ - Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tăng sắc tố da là tình trạng xuất hiện vết hay mảng nâu đen trên da mặt, cánh tay và tại các vùng cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tăng sắc tố thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng làm mất thẩm mỹ và giảm chất lượng cuộc sống của những người bị tình trạng này.

1. Tăng sắc tố da là như thế nào?

Tăng sắc tố da là một thuật ngữ dùng để mô tả sự biến đổi màu sắc da đậm màu hơn so với bình thường.

Tăng sắc tố da có nguy hiểm không? Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mặc dù tăng sắc tố da thường không nguy hiểm nhưng đây có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác. Cho nên, cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại tăng sắc tố, nguyên nhân cũng như cách điều trị

2. Các loại tăng sắc tố da

Tăng sắc tố da có nhiều dạng, trong đó chúng ta hay nghe nói đến nhiều nhất là nám, đốm nâu và tăng sắc tố sau viêm.

  • Nám: Tình trạng nám được cho là do thay đổi nội tiết tố và có thể phát triển trong thai kỳ. Các khu vực tăng sắc tố có thể xuất hiện trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở mặt.
  • Đốm nâu: Tình trạng này còn được gọi là tàn nhang, đồi mồi. Tình trạng này có liên quan đến hoạt động phơi nắng quá mức và diễn ra trong thời gian dài. Nói chung, chúng xuất hiện dưới dạng các đốm ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tăng sắc tố sau viêm: Đây là kết quả của chấn thương hoặc viêm da, thường gặp sau mụn trứng cá.
Nguyên nhân gây nám da
Hình ảnh nám da (tăng sắc tố da)

3. Triệu chứng của tăng sắc tố và một số yếu tố nguy cơ

Các vùng tối xuất hiện trên da là triệu chứng chính của tình trạng tăng sắc tố, có thể khác nhau về kích thước và ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Các yếu tố nguy cơ gây tăng sắc tố nói chung là ánh nắng và tình trạng viêm da. Hai yếu tố này đều có thể làm tăng sản xuất sắc tố melanin. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều thì nguy cơ tăng sắc tố lại càng cao.

Một số yếu tố góp phần làm tăng sắc tố như: nội tiết tố, thuốc, mỹ phẩm, di truyền.

4. Nguyên nhân gây ra tăng sắc tố

Nguyên nhân của tình trạng tăng sắc tố da là sự tang sản xuất melanin. Melanin là một sắc tố tạo nên màu sắc của da, được sản xuất bởi các tế bào hắc tố gọi là melanocytes. Một số điều kiện hoặc yếu tố khác nhau có thể làm thay đổi việc sản xuất melanin trong da gây ra hiện tượng rối loạn sắc tố.

  • Một số loại thuốc có thể gây tăng sắc tố hoặc tăng nhạy cảm da khi tiếp xúc ánh nắng như: thuốc hóa trị, kháng sinh.
  • Mang thai làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể và đây cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin ở phụ nữ.
  • Một bệnh nội tiết hiếm gặp chẳng hạn như bệnh Addison: Bệnh này có thể tạo ra sự tăng sắc tố rõ ràng nhất ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như mặt, cổ và tay; hay các khu vực có sự ma sát nhiều, như khuỷu tay và đầu gối.
hóa trị
Một số loại thuốc hóa trị có thể gây tình trạng tăng sắc tố da ở người bệnh

5. Chẩn đoán và điều trị tăng sắc tố

Để chẩn đoán nguyên nhân tăng sắc tố da, bác sĩ da liễu sẽ hỏi về tiền sử và bệnh sử của tình trạng tăng sắc tố, đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện để xác định nguyên nhân rõ ràng hơn. Trong trường hợp, không tìm thấy nguyên nhân và triệu chứng điển hình, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp sinh thiết da để giới hạn được nguyên nhân gây bệnh, giúp cho quá trình chẩn đoán có kết quả chính xác hơn.

Điều trị tăng sắc tố cần phối hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao nhất:

  • Thuốc thoa
  • Chống nắng
  • Điều chỉnh nội tiết tố
  • Laser, ánh sang
  • Thuốc uống
  • Peel da
Chỉ số PA trong kem chống nắng có mấy cấp độ
Kem chống nắng giúp hỗ trợ điều trị tăng sắc tố

6. Biện pháp ngăn ngừa tăng sắc tố

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa tăng sắc tố da. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số biện pháp để có thể giúp giảm yếu tố nguy cơ làm tăng sắc tố:

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30, mỗi ngày, kể cả những ngày trời âm u
  • Đội mũ và mặc quần áo dài để cản ánh sáng mặt trời: dùng quần áo có chất liệu chống nắng, tối màu khi ra nắng
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời vào những thời điểm có cường độ tia UV mạnh trong ngày, thường từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều
  • Tránh một số loại thuốc có thể là nguy cơ tăng sắc tố
  • Không sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tùy dạng tăng sắc tố, sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bạn đang bị tăng sắc tố, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị thích hợp nhất giúp làn da khỏe đẹp, đều màu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Trải nghiệm làm đẹp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
XEM THÊM:
  • Tăng sắc tố da: Nguyên nhân, cách điều trị
  • Thuốc Bluemint có tác dụng gì?
  • Nguyên nhân gây nám da ở nam giới

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan