Mục lục
Tăng động giảm chú ý ở phụ nữ ADHD thường ít có triệu chứng nổi trội như ở nam giới nên việc chẩn đoán sớm có thể gặp khó khăn. Mặc dù khó có thể điều trị khỏi, nhưng việc phát hiện sớm có thể giúp kiểm soát ADHD hiệu quả, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khả năng học tập, công việc và giao tiếp.
1. Tăng động giảm chú ý ở phụ nữ?
Tăng động giảm chú ý (ADHD) thường hình thành từ thuở nhỏ và chịu tác động của yếu tố di truyền. Theo ước tính, có 5 - 11% trẻ em bị tăng động giảm chú ý và hơn 3⁄4 số trẻ bị ADHD sẽ tiếp tục mắc chứng này cho đến khi trưởng thành.
Tăng động giảm chú ý ở phụ nữ được chẩn đoán ít hơn nam giới, tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc có ít phụ nữ mắc chứng bệnh này hơn nam giới. Triệu chứng bệnh nghèo nàn là yếu tố chính khiến ADHD ở phụ nữ ít được chẩn đoán hơn. Theo đó, nhiều phụ nữ không phát hiện ra mình mắc chứng bệnh này cho đến khi trưởng thành.
2. Tăng động giảm chú ý có những loại nào?
Có ba loại tăng động giảm chú ý (ADHD) chính gồm:
- Giảm chú ý
- Tăng động - bốc đồng
- Kết hợp giảm chú ý và tăng động - bốc đồng
3. Triệu chứng ADHD ở phụ nữ
ADHD ở phụ nữ thường biểu hiện ở dạng giảm chú ý nhưng thường không rõ ràng đến mức thu hút sự chú ý của giáo viên và phụ huynh.
Các triệu chứng phổ biến của ADHD dạng giảm chú ý bao gồm:
- Thiếu tập trung, khó lắng nghe và chú ý
- Dễ bị phân tâm, vô tổ chức, thường xuyên quên và đánh mất đồ đạc
- Thiếu kiên nhẫn
- Bất cẩn
4. Ảnh hưởng của chứng tăng động giảm chú ý đến phụ nữ
Trẻ em gái mắc chứng ADHD thường gặp khó khăn ở trường và giao tiếp xã hội. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, rối loạn ăn uống (chứng biếng ăn, ăn vô độ) và ảnh hưởng đến khả năng kết bạn của trẻ. Việc phát hiện sớm là rất quan trọng để giải quyết các vấn đề về học tập của trẻ như chứng khó đọc.
Đối với phụ nữ trưởng thành, ADHD có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc và xử lý căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Phụ nữ bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân, hoàn thành các công việc gia đình và chăm sóc con cái.
5. Điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở phụ nữ
Phát hiện các triệu chứng và chẩn đoán là bước đầu tiên để giúp điều trị chứng ADHD hiệu quả cho trẻ. Vậy nên khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường liên quan đến ADHD thì cần cho trẻ đi khám ngay. Việc giáo viên đề nghị kiểm tra chứng ADHD cho các bé gái ít hơn nhiều so với bé trai nên trường hợp giáo viên giới thiệu trẻ đi khám thì bạn nên xem xét một cách nghiêm túc.
Các triệu chứng của ADHD có thể thay đổi theo thời gian, đặc biệt là khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi. Bạn có thể nhận thấy ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố đến mức độ hoạt động của thuốc hoặc khả năng kiểm soát các triệu chứng, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai và khi bước vào thời kỳ mãn kinh, v.v. Nếu bạn nhận thấy sự khác biệt, hãy nói chuyện với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc khi cần thiết.
6. Sống chung với chứng tăng động giảm chú ý ADHD
Chứng ADHD có thể trở thành một thách thức lớn trong cuộc sống, nhưng đó là một thách thức mà bạn có thể học cách để xử lý. Mặc dù không có cách chữa trị, nhưng những người được điều trị đúng cách có thể đạt được tiềm năng về công việc và tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.
Tăng động giảm chú ý ở phụ nữ ADHD thường ít có triệu chứng nổi trội như ở nam giới nên việc chẩn đoán sớm có thể gặp khó khăn. Vì thế, khi có dấu hiệu của triệu chứng, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
Nguồn tham khảo: webmd.com
- Rối loạn ăn uống: Nguyên nhân, điều trị
- Mối liên hệ giữa rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn giấc ngủ
- Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý