Mục lục
Trong mọi trường hợp, người ta có xu hướng thêm vào, dù là lúc đang có rắc rối cần giải quyết. Nhưng thật ra, ở vài thời điểm, bỏ bớt đi mới là quyết định đúng đắn. Một ví dụ điển hình là những lựa chọn sức khoẻ của bạn sẽ ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ, chế độ ăn uống, tài chính và cơ thể. Trừ đi những thứ tiêu cực có thể giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh tốt đẹp hơn.
Khi nói đến sức khoẻ, phép cộng hay phép trừ thường làm bạn đắn đo nhất, vì bạn phải từ bỏ món ăn yêu thích nhưng có hại cho sức khoẻ, một thói quen, hay sinh hoạt hàng ngày. Để đạt được mục tiêu đề ra, bạn buộc phải làm phép trừ và tập trung vào những mục tiêu khoẻ mạnh.
1. Đồ ăn thức uống đóng hộp
Thực phẩm chế biến sẵn đang ngày càng phổ biến, với ngày càng nhiều các công thức và phương pháp chế biến mới ra đời. Một số thứ cần phải tránh trong chế độ ăn, bao gồm đồ uống ngọt, sôcôla, một số loại sữa, bánh quy và nhiều đồ hộp khác nữa, như mì ăn liền. Tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm này đã được chứng minh có thể gây chậm lớn ở trẻ em do suy dinh dưỡng. Phép trừ các thực phẩm này giúp giảm vòng bụng và cải thiện sức khỏe tim và gan. Ngược lại, càng ăn nhiều, bạn càng tăng cân, dẫn đến các bệnh lý tim mạch.
2. Thói quen không lành mạnh
Đây là những hành vi mà bạn chọn lựa và mặc nhiên hoạt động hàng ngày. Những thói quen này có thể ảnh hưởng xấu đến trình tự công việc, đời sống cộng đồng hay thậm chí sức khỏe thể chất. Thói quen này không phải bản thể, mà do bạn cộng thêm vào, tức là bạn có thói quen này do bị ảnh hưởng từ người khác hay một việc bạn từng trải qua hay nghe được. cuối cùng, hành vi này trở thành một phần thói quen của cuộc sống hàng ngày. Một số thói quen rất tốt, nhưng không phải tất cả thói quen do bắt chước đều có lợi ích. Bạn cần loại bỏ những thói quen xấu, và thay thế bằng những thói quen tốt đẹp hơn.
3. Những mối quan hệ xấu
Những mối quan hệ xấu khiến bạn mệt mỏi, và tác động xấu đến sức khoẻ. Tất cả các mối quan hệ có xuất phát từ sự ích kỷ đều là những mối quan hệ độc hại. Sợ sệt, tham lam, lăng mạ hành hạ và tự ti mặc cảm là dấu hiệu của mối quan hệ cần phải bị cắt đứt, trước khi kết cục gồm trầm cảm, tự hại hay nặng nề nhất là tử vong xảy ra. Nếu đồng nghiệp, bạn bè hay người yêu không làm bạn cảm thấy thoải mái hay thấy mệt mỏi, bạn cần làm điều gì đấy để thay đổi, hoặc cắt đứt thẳng thừng để sống vui hơn. Đôi khi bạn có những mối quan hệ rất rộng, cố gắng thêm vào vòng bạn bè của bản thân, dù những mối quan hệ này không thật sự mang lại những điều tốt. Đừng lo lắng vì mất đi một phần của đời sống xã hội, vì bạn cần thời gian để phục hồi và sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới. Có những lúc, bạn cần buông bỏ để hạnh phúc. Buông bỏ là dũng cảm bỏ qua những thứ điều, những mối quan hệ không mang lại kết quả tốt.
4. Tiêu xài không kiểm soát
Thật ngại ngùng, nhưng thiếu tiền gây ra gánh nặng tài chính, nhất là khi bạn “vung tay quá trớn”, những khoản nợ mang lại nguy cơ áp lực tâm lý. Có nhiều kiểu nhu cầu tiêu dùng khác nhau: tiêu dùng giải trí, tiêu dùng tránh né, tiêu dùng bốc đồng, tiêu dùng để khẳng định bản thân và tiêu tiền trị liệu. Trước tiên, bạn cần xác định nhu cầu tiêu tiền của mình để tìm ra cách cắt giảm chi tiêu. Hãy cân nhắc trước khi bạn rút ví bổ sung cho tủ quần áo những món đắt tiền, hay mua sắm chạy theo trào lưu. Khi bạn chi tiêu một cách khôn ngoan, bạn sẽ tìm thấy sự bình yên và thoải mái, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất. Bạn cũng sẽ học được cách kiếm nhiều tiền hơn và tiết kiệm hơn sau khi nhận ra nguyên nhân của việc bội chi.
5. Sống với phép trừ
Cần phải đi đúng hướng và loại bỏ những vấn đề không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn không cần phải buông bỏ mọi thứ, nhưng bạn có thể kiểm soát một số để tăng hiệu quả và sức khỏe của mình. Cần phải có giới hạn về số lượng mục tiêu mà bạn đang cố gắng hoàn thành. Những mục tiêu này sẽ giúp bạn tập trung và tối đa vào quá trình tinh gọn.
6. Chế độ ăn uống lành mạnh
Việc cắt giảm chất béo bão hoà, muối và đường rất quan trọng. Nhiều lúc bạn muốn ăn thêm những món ăn không tốt cho sức khoẻ, nhất là những món ngọt ăn vặt nằm ngoài bữa chính, nhất là những món đồ ngọt mà bạn cho rằng có thể làm bản thân cảm thấy vui vẻ hơn. Thay những món tráng miệng ngọt, thực phẩm từ sữa và thịt bằng những món ăn ngon miệng nhưng ít chất béo như đậu, trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Những thay đổi nhỏ từ hôm nay của bạn sẽ mang lại trái ngọt trong tương lai.
Chế độ ăn lành mạnh giúp bạn hấp thu những chất dinh dưỡng quan trọng như khoáng chất, vitamin và chất xơ. Thay đổi từ chế độ ăn giúp trao đổi chất tốt hơn và giúp giảm cân.
7. Tạo thói quen mới
Tạo thói quen bổ sung những điều nhỏ xinh nhưng tốt cho sức khỏe của bạn. Hãy thử một số bài tập thăng bằng đơn giản để cải thiện sự nhanh nhẹn và khả năng vận động. Đi cầu thang bộ đến văn phòng và đi bộ đến cửa hàng hoặc ăn tối để ăn trưa. Xây dựng lòng tự trọng từ cách đi bộ với tư thế ngẩng cao đầu và ngửa vai. Ngồi thẳng với tư thế tốt có thể giúp bạn tránh bị đau cơ, mệt mỏi và đau lưng. Ngủ ít nhất bảy giờ để tăng mức năng lượng của bạn và hỗ trợ tiêu hóa. Trước khi đi ngủ, hãy nhớ tắt những thiết bị có thể làm phiền giấc ngủ của bạn.
Dựa trên nhu cầu và lối sống của bạn, hãy tránh làm việc quá sức và cân bằng cuộc sống. Làm việc chăm chỉ rất tốt, nhưng cần cù không có nghĩa bạn cần phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng, làm những việc bạn thích. Thật tốt khi bạn thả lỏng tâm trí và nhìn thấy những thay đổi tích cực của việc giảm thiểu cải thiện sức khỏe. Hãy tập trung vào mục tiêu và đối xử tốt với bản thân để tránh cảm giác hụt hẫng.
Nguồn tham khảo: webmd.com
- Hiểu về các nhu cầu của con người trong chăm sóc sức khỏe
- Dịch vụ chăm sóc tại nhà cho người cao tuổi
- Bổ sung vitamin cho phụ nữ tuổi 40