17-01-2024 12:10

Tại sao trẻ mọc răng lại biếng ăn?

Tại sao trẻ mọc răng lại biếng ăn?

Tại sao trẻ mọc răng lại biếng ăn là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Thực tế, khi trẻ mọc răng sẽ gây sưng nướu, đau nhức, giảm vị giác nên trẻ thường biếng ăn và không có cảm giác ăn ngon miệng. Vậy trẻ biếng ăn khi mọc răng phải làm sao?

1. Trẻ mọc răng có dấu hiệu gì?

Thông thường, trẻ mọc răng sữa vào khoảng thời gian 6 - 9 tháng tuổi. Ở một số trẻ có triệu chứng rõ rệt khi mọc răng nhưng có trẻ thì ngược lại không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào? Những triệu chứng mọc răng mà cha mẹ có thể nhận biết như sau:

  • Khó chịu và quấy khóc
  • Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường
  • Nhai đồ vật
  • Ăn mất ngon
  • Khó ngủ
  • Nướu mềm, đôi khi sưng tấy.

Theo đó, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như: Sốt cao, cáu gắt, khóc nhiều hơn và bị tiêu chảy kéo dài thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ nhi khoa khám ngay để loại trừ các nguyên nhân khác gây bệnh.

Trình tự mọc răng cũng liên quan đến thời điểm bé chán ăn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: (6 - 9 tháng) răng cửa dưới mọc
  • Giai đoạn 2: (9 - 15 tháng) răng cửa hàm trên mọc và răng cửa bên của hàm trên và dưới mọc.
  • Giai đoạn 3: (15 - 19 tháng) mọc những chiếc răng hàm của hàm dưới đầu tiên.
  • Giai đoạn 4: (17 - 23 tháng) trẻ mọc những chiếc răng nanh giúp chúng cắn xé thức ăn
  • Giai đoạn 5: (23 - 33 tháng) mọc răng hàm trên và dần hoàn thiện hàm răng.

Quá trình mọc răng diễn ra trong 5 giai đoạn, thường kéo dài hơn 2 năm và có thể là khoảng thời gian rất khó khăn cho cả trẻ sơ sinh và cha mẹ chúng. Khi cha mẹ biết được những điều phải dự đoán trong thời gian khó khăn này có thể giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu cũng như giúp con có thể phát triển thể chất tốt hơn nữa.

tại sao trẻ mọc răng lại biếng ăn
Giải đáp tại sao trẻ mọc răng lại biếng ăn?

2. Tại sao trẻ mọc răng lại biếng ăn?

Mỗi một đứa trẻ là một cá thể hoàn toàn khác biệt và phản ứng của cơ thể trẻ với các thay đổi cũng hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ trở lên biếng ăn kèm chảy nước dãi nhiều hơn, nướu sưng tấy. Nguyên nhân là do cơn đau nhức ở miệng khiến trẻ không muốn ăn. Thêm nữa, khi trẻ mọc răng, các enzyme trong cơ thể sẽ tập trung vào vị trí răng đang mọc để hỗ trợ quá trình răng sữa nhú ra khỏi nướu. Chính bởi lý do này nên lượng enzyme tiêu hóa thức ăn trong cơ thể sẽ giảm đi, khiến trẻ cảm thấy không còn ngon miệng dẫn đến chán ăn. Ở một số trẻ khác lại bị tiêu chảy khi mọc răng (hay còn gọi là đi tướt), khiến hệ tiêu hóa ảnh hưởng ít nhiều, dạ dày khó chịu, sức đề kháng giảm sút làm ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của trẻ.

Một đứa trẻ không thể ăn uống bình thường được sẽ trở lên cáu kỉnh, nguyên nhân là do trẻ đang trải qua những cơn đói và có thể là do lượng đường trong máu của trẻ đã giảm. Sự cáu kỉnh này có thể dẫn đến quấy khóc, gây áp lực lên đầu và có thể khiến nướu bị tổn thương nặng hơn. Khi cơn đau ở nướu tăng lên, trẻ có thể không muốn ăn vì đau và chu kỳ chảy dãi tiếp tục cho đến khi cơn đau được kiểm soát và trẻ ăn được.

Các triệu chứng mọc răng bắt đầu bốn ngày trước khi mọc răng và tiếp tục trong ba đến năm ngày sau khi mọc, đồng thời sẽ hết khi răng đã nhú lên khỏi bề mặt nướu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần phải lưu ý về vấn đề biếng ăn của trẻ. Đối với những trẻ bình thường có sức đề kháng tốt thì chỉ sau khi đã mọc răng trẻ sẽ lại ăn uống lại như trước nhưng có những trẻ “thừa cơ” lười ăn trong khoảng thời gian này rồi để đến khi răng mọc hết mới trở lại ăn uống bình thường, để lâu dần sẽ tạo thành thói quen biếng ăn kéo dài.

Xem ngay: Mọc răng và Nôn mửa: Điều này có bình thường không?

tại sao trẻ mọc răng lại biếng ăn
Mẹ cần vệ sinh răng lợi cho trẻ thường xuyên khi trẻ mọc răng

3. Giải pháp hiệu quả cho trẻ biếng ăn khi mọc răng

Giai đoạn trẻ mọc răng là khoảng thời gian “khó ở” của trẻ, trẻ rất dễ cáu gắt nên mẹ phải thật bình tĩnh. Nếu trẻ quấy khóc và không chịu ăn thì tốt nhất mẹ không nên ép trẻ ăn, vô tình sẽ tạo cho bé cảm giác bữa ăn là một “cực hình” và tình trạng biếng ăn của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn.

Việc của mẹ cần làm trong khoảng thời gian này là:

  • Vệ sinh răng lợi cho trẻ thường xuyên: mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi thực hiện, sau đó quấn vào đầu ngón tay một miếng gạc sạch, nhúng vào nước rồi chà nhẹ phần nướu của trẻ. Việc trẻ gặm ngón tay mẹ cũng là một cách xoa dịu cơn đau cho trẻ. Tốt hơn hết, mẹ không nên cho con ngậm bình sữa hay núm vú cao su đi ngủ, việc này sẽ chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển chứ không xoa dịu trẻ.
  • Tăng cường cho trẻ bú mẹ khi trẻ có nhu cầu
  • Có thể dùng chiếc thìa inox để lạnh và ấn nhẹ vào vùng nướu bị sưng cũng có thể giúp phân tán nỗi đau của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ để thìa trong ngăn mát không để trong ngăn đá vì sẽ làm tổn thương đến nướu của trẻ.
  • Mọc răng cũng là thời điểm trẻ cần tăng cường canxi nên mẹ lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, trứng gà, phô mai, cam....
  • Thực hiện việc chế biến món ăn cần lưu ý chia nhỏ các bữa thay vì ăn tập trung vào một bữa, thức ăn cần nấu mềm hơn, loảng hơn nhưng cần lưu ý đầy đủ 4 nhóm chất (chất đạm - chất béo - chất xơ - chất bột)
  • Lưu ý bổ sung nước cho con đầy đủ để tránh tình trạng mất nước. Nếu trẻ sốt nhẹ, hãy lau người cho trẻ bằng nước ấm. Thường xuyên lau dãi chảy ra quanh miệng trẻ để hạn chế tình trạng viêm, sưng.

Ngứa lợi và muốn gặm mọi thứ là triệu chứng quen thuộc của trẻ khi mọc răng. Do đó, mẹ có thể nấu rau củ luộc như cà rốt, bí xanh, củ đậu cho mềm. Sau đó cắt theo dạng hình khối để trẻ có thể gặp bất cứ khi nào trẻ muốn. Thực phẩm này còn thay thế được đồ chơi cho trẻ mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong quá trình mọc răng, mẹ không nên xay nhuyễn mọi thứ để bé ăn mà thay vào đó, mẹ nên thường xuyên đổi món để răng trẻ được làm quen với nhiều loại thức ăn. Một số loại thức ăn cứng mẹ cần bổ sung cho trẻ thời điểm này: bánh mì, cơm, thịt, củ quả...

Trẻ biếng ăn khi mọc răng là tình trạng nhiều cha mẹ gặp phải. Mẹ hãy áp dụng các phương pháp trên để có thể giúp trẻ xoa dịu các cơ đau, khó chịu khi bị sưng nướu. Đặc biệt trong giai đoạn này trẻ thường biếng ăn nên cơ thể có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, do đó bên chế độ dinh dưỡng phù hợp thì mẹ nên bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Trong trường hợp, trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com nhé.

Chọn kem đánh răng cho bé thế nào để chống sâu răng?
XEM THÊM:
  • Mất răng số 6, mất răng hàm lâu năm có thể cấy ghép implant không?
  • 16 lời khuyên hữu ích cho những người kén ăn
  • Ung thư nướu có điều trị được không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan