17-01-2024 13:03

Tại sao nghén khi mang thai lại buồn nôn?

Tại sao nghén khi mang thai lại buồn nôn?

Các nghiên cứu đã chứng minh tình trạng ốm nghén khi mới mang thai là dấu hiệu em bé phát triển khỏe mạnh, thai nhi đang thu nạp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển từ cơ thể mẹ. Do đó, điều các bà bầu cần làm là hiểu rõ dấu hiệu nghén để có biện pháp chăm sóc cơ thể tốt , hạn chế tối đa sự khó chịu do buồn nôn, nôn ói nhiều.

1. Nghén khi mới mang thai là gì?

Nghén khi mới mang thai là một trong những hiện tượng điển hình, xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn đầu của thai kỳ (chủ yếu tam cá nguyệt thứ nhất). Trong đó, có khoảng 70% trường hợp gặp triệu chứng buồn nôn khi mang thai và khoảng 50% sẽ xảy ra tình trạng nôn ói.

Sau 3 tháng đầu, khoảng một nửa số trường hợp ốm nghén khi mới mang thai bắt đầu cảm thấy dễ chịu và khỏe hơn, tuy nhiên vẫn có nhiều bà bầu kéo dài tình trạng này trong suốt thai kỳ. Không phải lúc nào nghén khi mới mang thai đều khiến bà bầu buồn nôn, nôn ói, một số trường hợp chỉ đơn giản là cảm giác hơi khó chịu hoặc đầy hơi ở bụng nhiều lần trong ngày và đa số chỉ cần nghỉ ngơi nhiều sẽ thuyên giảm.

Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén, buồn nôn khi mang thai có thể không diễn ra liên tục mà có thể có thời điểm cảm thấy dễ chịu và sau đó lại khó chịu trở lại.

Các nghiên cứu đã chứng minh tình trạng ốm nghén khi mới mang thai là dấu hiệu em bé phát triển khỏe mạnh, thai nhi đang thu nạp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển từ cơ thể mẹ. Do đó, điều các bà bầu cần là hiểu rõ dấu hiệu nghén để có biện pháp chăm sóc cơ thể tốt, hạn chế tối đa sự khó chịu do buồn nôn, nôn ói nhiều.

Các dấu hiệu ốm nghén khi mới mang thai phổ biến bao gồm:

  • Buồn nôn khi mang thai;
  • Nôn ói;
  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu;
  • Ăn uống không được hoặc không ngon miệng.

Một số bà bầu ốm nghén khi mới mang thai mức độ nặng thì những biểu hiện có thể trầm trọng hơn, cụ thể là:

  • Nôn ói liên tục, khó kiểm soát;
  • Đau đầu, chóng mặt dữ dội;
  • Ăn uống không ngon miệng kéo dài và có thể dẫn đến mất nước, sụt cân;
  • Nhiều trường hợp bà bầu mất sức chỉ có thể nằm trên giường;
  • Ốm nghén nặng có thể diễn ra liên tục suốt cả ngày và đêm.
  1. Tại sao nghén khi mang thai lại buồn nôn

Khi đã hiểu rõ ốm nghén khi mới mang thai là gì, nhiều bà bầu đặt câu hỏi nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các bác sĩ chuyên khoa Sản đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến nghén, buồn nôn khi mang thai dưới đây:

Nghén khi mới mang thai
Nghén khi mới mang thai là dấu hiệu em bé phát triển khỏe mạnh

2.1. Thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai, cụ thể là hormone hCG, được xem là nguyên nhân dẫn đến ốm nghén. Trong quá trình theo dõi nồng độ hCG ở bà bầu, các bác sĩ ghi nhận nồng độ hormone này tăng rất nhanh và rất cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ hCG có mối liên quan trực tiếp đến tình trạng ốm nghén, buồn nôn khi mang thai, đặc biệt ở những trường hợp mang song thai hoặc đa thai thì nồng độ hCG còn đặc biệt cao hơn nữa.

2.2. Tăng cảm nhận về mùi

Khi mang thai, các giác quan của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn trước đó, trong đó khứu giác sẽ nhạy cảm hơn thính giác. Điều này dẫn đến bà bầu nhận thấy được nhiều mùi hương khác nhau, đặc biệt là những mùi hương vốn trước đó bình thường nhưng khi tăng nhạy cảm lại khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và buồn nôn.

2.3. Dạ dày nhạy cảm hơn

Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén khi mới mang thai này có thể không xảy ra với tất cả bà bầu, nhưng một điều chắc chắn là hệ tiêu hóa khi mang thai thường sẽ nhạy cảm hơn trước đó. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày có thể tăng nguy cơ xảy ra ốm nghén, buồn nôn khi mang thai.

3. Xử trí tình trạng nghén khi mới mang thai

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày

Để hạn chế tình trạng nghén khi mới mang thai, bà bầu cần phải loại bỏ những món ăn có mùi vị dễ gây buồn nôn hay nôn ói. Đồng thời chế độ dinh dưỡng có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, lưu ý không nên ăn quá no và đồng thời không để quá đói mới ăn;
  • Bổ sung những loại thực phẩm bà bầu yêu thích nhưng đòi hỏi đảm bảo an toàn, lành mạnh;
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể;
  • Hạn chế tối đa các món ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ và carbohydrates vì chúng có thể gây đầy bụng và buồn nôn khi mang thai;
  • Bổ sung viên bổ sung sắt, vitamin và khoáng chất, axit folic trong quá trình mang thai. Đặc biệt những thời điểm ốm nghén, buồn nôn, nôn ói nhiều.

3.2. Xây dựng thực đơn phù hợp

Thực đơn phù hợp sẽ giúp cho bà bầu hạn chế được tình trạng ốm nghén. Một thực đơn phù hợp cho bà bầu bao gồm:

  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn. Ưu điểm của chúng là vừa không có mùi khó chịu dễ gây buồn nôn, vừa cung cấp thêm nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cả mẹ và bé;
  • Bổ sung thêm thịt nạc, cá, trứng và các loại đậu... Các loại thực phẩm này giúp cơ thể bổ sung chất đạm rất tốt;
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng sữa chua, váng sữa, điều này giúp bà bầu có thể đẩy lùi những cơn ợ hơi, buồn nôn khi mang thai;
  • Hạn chế hoặc không sử dụng thực phẩm có chứa chất kích thích, món ăn chiên xào, quá cay, quá nóng hay thực phẩm đóng hộp;
  • Không sử dụng các loại thực phẩm muối chua;
  • Các món ăn nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp, hạn chế sử dụng dầu mỡ khi chế biến.

3.3. Một số biện pháp khác

  • Bổ sung đủ nước, các chất điện giải và năng lượng: Tình trạng buồn nôn khi mang thai kéo dài nghiêm trọng có thể gây rối loạn các chất điện giải trong cơ thể, trong đó quan trọng nhất là hạ NatriKali máu. Do đó, một số trường hợp có chỉ định truyền dịch bên ngoài để bổ sung điện giải. Tuy nhiên, việc bổ sung natri và kali không được diễn ra quá nhanh để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động điện sinh lý trên màng tế bào. Đồng thời, chỉ định truyền các chất điện giải phải được đánh giá chính xác thông qua kết quả các xét nghiệm máu. Nếu có nhu cầu truyền dịch bên ngoài, yêu cầu cơ bản là dịch phải có đặc tính sinh lý, sinh hóa tương tự môi trường tuần hoàn bên trong cơ thể. Một điều lưu ý cực kỳ quan trọng là số lượng dịch truyền và tốc độ truyền phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Một số ít bà bầu bị ốm nghén khi mới mang thai gặp phải biến chứng bệnh não Wernicke và thường để lại biến chứng rất nặng nề. Tuy nhiên, biến chứng này có thể điều trị bằng cách bổ sung Thiamine dưới dạng viên uống hoặc truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, chỉ định điều trị chỉ nên cân nhắc ở những trường hợp nôn ói liên tục.
  • Sử dụng gừng tươi để khắc phục buồn nôn khi mang thai: Gừng có tính ấm, kháng viêm và giải độc. Theo dân gian, gừng là loại thực phẩm có khả năng giảm cảm giác khó chịu, bụng cồn cào, ốm nghén và buồn nôn khi mang thai. Chỉ cần bổ sung một ly trà gừng vào buổi sáng hoặc ăn một miếng bánh quy gừng có thể giảm đáng kể triệu chứng buồn nôn, ốm nghén khi mới mang thai.
  • Dùng thuốc chống nôn khi cần thiết: Khi buồn nôn, nôn ói liên tục và khiến mẹ bầu không thể ăn uống bất cứ thứ gì thì biện pháp cuối cùng là sử dụng các thuốc chống nôn. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất tương đối, tạm thời giảm triệu chứng buồn nôn khi mang thai với hiệu quả tương đối cao, đặc biệt khi nghén quá nặng. Lưu ý mẹ không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc nếu không hiểu rõ về chúng. Tất cả các loại thuốc bà bầu muốn sử dụng đều cần có ý kiến của bác sĩ, đồng thời tuân thủ chỉ định về liều lượng để vừa mang lại hiệu quả, vừa hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến em bé.
buồn nôn khi mang thai
Tình trạng buồn nôn khi mang thai kéo dài nghiêm trọng có thể gây rối loạn các chất điện giải trong cơ thể

Tóm lại, nghén khi mới mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến, thường không đáng lo ngại và xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tình trạng ốm nghén khi mới mang thai là dấu hiệu em bé đang phát triển khỏe mạnh, thu nạp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển từ cơ thể mẹ. Do đó, các bà bầu chỉ cần có biện pháp chăm sóc cơ thể tốt, hạn chế tối đa sự khó chịu do buồn nôn, nôn ói nhiều.

Đặc biệt, 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.
XEM THÊM:
  • Dimedrol là thuốc gì?
  • Băn khoăn về chỉ số beta hcg sau IUI
  • Công dụng thuốc Nausazy

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan