17-01-2024 13:12

Tại sao một số người bỏ cuộc khi đối mặt với căng thẳng?

Tại sao một số người bỏ cuộc khi đối mặt với căng thẳng?

Khi đối mặt với căng thẳng, một số người có sức chống chọi tốt, một số người nhanh chóng bỏ cuộc. Các nhà khoa học đã tìm ra lý do giải thích cho điều này.

1. Căng thẳng là gì?

Căng thẳng là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại sự nguy hiểm. Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh ra các hormone để chuẩn bị đối diện với nguy hiểm. Khi con người đối mặt với những mối đe dọa, cơ thể sẽ tiết ra cortisol, epinephrine và norepinephrine, kích hoạt các phản ứng vật lý như tăng huyết áp, đổ mồ hôi, tăng cường sức mạnh cơ bắp và kích thích sự tỉnh táo để con người ứng phó với một số tình huống nguy hiểm. Đồng thời, Norepinephrine và epinephrine cũng khiến nhịp tim nhanh hơn.

Các yếu tố môi trường kích hoạt phản ứng trên được gọi là tác nhân gây căng thẳng, đó là: Tiếng ồn, hành vi bạo lực, một chiếc xe chạy quá tốc độ, một khoảnh khắc đáng sợ trong phim ảnh hoặc buổi hẹn hò đầu tiên,... Cảm giác căng thẳng sẽ gia tăng theo tỷ lệ thuận với số lượng tác nhân gây căng thẳng. Cũng theo khảo sát của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA) năm 2018, các yếu tố gây căng thẳng phổ biến nhất là việc làm và tiền bạc.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH), có 2 loại căng thẳng là: Cấp tính và mãn tính.

  • Căng thẳng cấp tính: Là dạng ngắn hạn, khá phổ biến, xảy ra khi con người chịu áp lực của những sự kiện gần đây hoặc phải đối mặt với những khó khăn trong tương lai gần. Các tác động do căng thẳng cấp tính gồm đau đầu, đau dạ dày, cảm giác lo lắng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, căng thẳng cấp tính lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể dẫn tới căng thẳng mãn tính;
  • Căng thẳng mãn tính: Là dạng phát triển trong thời gian dài. Các nguyên nhân khiến một người bị căng thẳng kéo dài có thể là do kinh tế khó khăn, hôn nhân không hạnh phúc, trải nghiệm đau buồn trong những năm tháng đầu đời,... Căng thẳng mãn tính dễ gây các bệnh về hệ tim mạch, hô hấp, miễn dịch, sinh sản, sức khỏe tâm thần...

2. Vì sao một số người bỏ cuộc khi đối mặt với căng thẳng?

Khi đối phó với stress, vì sao có người có thể chống chọi tốt, có người lại sớm bỏ cuộc? Nguyên nhân là vì: Đối với một số người thì căng thẳng là động lực để họ tập trung, làm việc chăm chỉ hơn và chịu đựng được những hoàn cảnh khó khăn cho tới khi hết căng thẳng. Còn đối với những người khác thì tình trạng căng thẳng sẽ khiến họ kiệt sức, bị lo lắng và trầm cảm.

đối mặt với căng thẳng
Một số người bỏ cuộc khi đối mặt với căng thẳng

2.1 Nghiên cứu trên người

Một nhóm các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor đã xác định chính xác 1 vùng não dường như kiểm soát khả năng đối mặt với căng thẳng của từng người. Nó gọi là: Vỏ não giữa trước trán (mPFC) và trước đây nó có liên quan tới chứng trầm cảm. Khu vực này là một phần của vùng não hoạt động mặc định, chịu trách nhiệm tự nhận thức và xem xét nội tâm.

Giáo sư Bo Li, một thành viên của tổ nghiên cứu cho biết: Hình ảnh quét não của những người trầm cảm cho thấy mPFC có sự tăng hoạt động đáng kể. Khu vực này rất cần thiết đối với việc chống chọi lại tình trạng căng thẳng. Chức năng của nó liên quan tới nhiều loại rối loạn tâm trạng. Nếu mPFC tăng hoạt động thì nó sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh trầm cảm (xu hướng chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực, không có khả năng tận hưởng thực tế).

2.2 Nghiên cứu trên chuột

Trong nghiên cứu trên chuột, nhóm nhà khoa học thực hiện như sau: Họ cho những con chuột vào một chiếc hộp, chịu những cú sốc điện ngẫu nhiên trong vòng 1 giờ. Những con chuột biết rằng chúng không thể làm gì để cơn đau ngừng lại.

Sau đó, các nhà nghiên cứu kiểm tra xem những con chuột này phản ứng thế nào với sự căng thẳng. Họ cho những con chuột vào 1 chiếc hộp, 1 nửa hộp được lót bằng lưới điện. Sau đó, họ chiếu đèn để báo hiệu cho chuột biết rằng họ sắp phóng điện vào lưới điện. Nếu những con chuột chạy sang nửa bên kia của hộp khi chúng nhìn thấy ánh sáng hoặc nhanh chóng chạy đi khi bị sốc điện, chúng được coi là có khả năng phục hồi. Dù căng thẳng, chúng vẫn hành động để tránh mình bị thương thêm.

Khả năng phục hồi là khả năng trở lại tâm trạng bình thường ngay sau khi gặp khó khăn. Trong nhóm chuột, đa số con đã tránh được những cú sốc nhờ khả năng phục hồi. Tuy nhiên, cũng có khoảng 20% chịu đựng cú sốc một cách thụ động. Đây là hành vi bất lực khá giống với những dấu hiệu ở người bị trầm cảm - không có khả năng hành động để tránh hoặc đối phó với những tình huống khó khăn.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra não của những con chuột và phát hiện ra: mPFC của chúng hoạt động nhiều hơn nếu chúng bị “trầm cảm” và ít hoạt động hơn nếu chúng kiên cường đối phó với căng thẳng.

2.3 Khả năng đối mặt với căng thẳng chịu ảnh hưởng bởi mPFC

Khi vùng não hoạt động mặc định tích cực làm việc, nó sẽ làm giảm hoạt động ở vùng não đối diện (có nhiệm vụ tương tác và tận hưởng thế giới bên ngoài). Thông thường, việc chuyển đổi giữa 2 vùng não sẽ cho phép mọi người vừa tìm hiểu nội tâm vừa chú ý tới cuộc sống bên ngoài. Nhưng khi các tế bào thần kinh trong mPFC tăng hoạt động, thúc đẩy tìm hiểu nội tâm, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ biểu hiện ra.

Nghiên cứu này sẽ bổ sung kiến thức cho các nhà khoa học nhắm tới mPFC để điều trị trầm cảm.

đối mặt với căng thẳng
Thư giãn để điều trị giảm căng thẳng

3. Làm thế nào để đối mặt với căng thẳng?

Có một số biện pháp điều trị giảm căng thẳng là:

  • Dùng thuốc: Các bác sĩ thường không kê đơn thuốc để đối phó với stress, trừ khi bệnh nhân đang điều trị một bệnh lý khác như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, có một nguy cơ là thuốc chỉ che đậy sự căng thẳng chứ không đối phó với nó. Đồng thời, thuốc có thể có tác dụng phụ như giảm ham muốn tình dục;
  • Thư giãn: Liệu pháp hương thơm, thiền, yoga và bấm huyệt;
  • Tập luyện: Tập thể dục làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ ở những người bị căng thẳng;
  • Giảm sử dụng chất kích thích: Như rượu, cafe,...;
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều loại trái cây và rau quả sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân khi bị căng thẳng;
  • Trò chuyện: Chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng. Những người xung quanh có thể đề xuất các giải pháp giúp giảm căng thẳng cho bạn.

Nguyên nhân của việc một số người bỏ cuộc khi đối mặt với căng thẳng, trong khi số khác kiên cường đối diện là do các cơ chế thần kinh phức tạp. Với sự ra đời của các kỹ thuật mới, các nhà khoa học hy vọng sẽ có phương pháp điều trị trầm cảm tốt hơn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

XEM THÊM:
  • Cách ngừng suy nghĩ tiêu cực
  • Học cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực
  • Luôn có suy nghĩ tiêu cực kèm suy nghĩ chậm phải làm gì?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan