Mục lục
Đôi khi nhiều người trong số chúng ta lại yêu thích sự sợ hãi. Bạn đã bao giờ thắc mắc tâm lý thích sự sợ hãi bắt nguồn từ đâu chưa? Thực tế, cảm giác này được chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm não bộ, các hormone trong cơ thể và cả tính cách của con người.
1. Tâm lý thích cảm giác sợ hãi đến từ đâu?
Có nhiều người coi sự sợ hãi là một niềm vui trong cuộc sống và cảm thấy rất thích thú với nó. Vậy tâm lý thích sợ hãi của con người đến từ đâu?
Theo khoa học giải thích, cảm giác thích sự sợ hãi là do cơ thể tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh và hormone khác nhau góp phần tạo nên cảm giác thoải mái. Tất cả những chất này đều được kích hoạt bởi hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể.
Sở dĩ, cơ thể con người được ví như một cỗ máy tinh luyện, được kích hoạt bởi nhiều yếu tố để có thể sẵn sàng “chiến đấu”. Vì vậy, trong một số hoàn cảnh như đi vào một ngôi nhà ma, xem một bộ phim kinh dị hoặc chơi tàu lượn siêu tốc có thể khiến bạn có cảm giác sợ hãi nhưng vô cùng hưng phấn và muốn tận hưởng khoảnh khắc đó.
Nhìn chung, sự sợ hãi chỉ là cảm giác được kích thích tương tự như những trạng thái khác khi chúng ta vui cười, ngạc nhiên hoặc phấn khích. Những dấu hiệu hoá học sản sinh trong những tình huống này là giống nhau, chỉ khác nhau ở bối cảnh.
2. Bộ não có tác động như thế nào tới tâm lý sợ hãi của bạn?
Theo các bác sĩ tâm thần cho biết, thuỳ trán của não bộ là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý sợ hãi của con người. Thuỳ trán là phần tư duy của não, giúp điều chỉnh các phản ứng nguyên thuỷ của cơ thể và cho bạn biết hiện tại bản thân vẫn ổn.
Vì vậy, nếu bạn đang ở trong một tình huống, chẳng hạn như đi vào ngôi nhà ma ám hoặc nghe thấy có một tiếng động đáng sợ, cơ thể bạn sẽ tự động chuyển sang chế độ chiến đấu hoặc chạy trốn. Tuy nhiên, thuỳ trán sẽ phát tín hiệu cho biết bạn vẫn đang an toàn và giúp bạn bình tĩnh trở lại, từ đó tạo cảm giác dễ chịu hơn. Điều này tương tự như việc não bộ của bạn đang đứng trước bờ vực nguy hiểm, nhưng nó biết rằng bản thân không thực sự gặp rủi ro.
Con người luôn thích sự tồn tại và trong một số tình huống, bạn không biết liệu bản thân có an toàn hay không, do đó quán tính chạy trốn và la hét sẽ được bộc lộ rõ rệt. Tuy nhiên, nhiều người thích cảm giác mạo hiểm và sự sợ hãi có thể là “liều thuốc” kích hoạt sự phấn khích trong họ.
3. Một số nguyên nhân khác khiến bạn thích sự sợ hãi
Bên cạnh những nguyên nhân chính như sự chi phối của não bộ hoặc tác động của các hormone trong cơ thể, tâm lý thích sự sợ hãi cũng có thể xuất phát từ một số lý do khác sau đây:
- Lượng Dopamine trong cơ thể
Một số nhà nghiên cứu cho biết, khi con người đối mặt với những yếu tố kinh dị hoặc tạo cảm giác sợ hãi thì cơ thể sẽ tiết ra một lượng đáng kể Dopamine. Đây là một chất tạo ra trạng thái kích thích cao, tương tự như những gì chúng ta cảm thấy khi hạnh phúc hoặc phấn khích. Do đó, những người tiết ra nhiều Dopamine hơn trong cơ thể thường có trạng thái hồi hộp và sợ hãi hơn so với những người khác.
- Tính cách cá nhân
Ngoài ra, tính cách cũng là một phần quan trọng giúp tạo ra sự khác biệt lớn giữa quan điểm của mỗi người về nỗi sợ hãi. Có người sinh ra đã mang trong mình tính cách thích thử thách và muốn tìm cảm giác mạnh. Họ yêu thích trải nghiệm những tình huống kịch tính, rùng rợn hoặc đáng sợ, trong khi những người khác lại nhút nhát và rất sợ hãi.
Tuy nhiên, tính cách của bạn có thể thay đổi do kinh nghiệm sống. Nếu bạn đã từng trải qua chấn thương tâm lý, điều này có thể làm thay đổi cách suy nghĩ của bạn. Theo một số nghiên cứu cho thấy, những người thích cảm giác sợ hãi thường có các đặc điểm tính cách như cởi mở, tận tâm, hướng ngoại và dễ đồng cảm.
- Sự “lây lan” cảm xúc
Đôi khi, tâm lý sợ hãi và thích cảm giác mạnh có thể được “lây lan” trong một nhóm. Việc tạo ra cảm giác sợ hãi cũng là một cách giúp các mối quan hệ trở nên tích cực và gắn kết với nhau hơn.Chẳng hạn, khi bạn và những người khác cùng tham gia một trò chơi đem lại cảm giác sợ hãi như đi tàu lượn hoặc ngôi nhà ma, điều này có thể giúp mọi người chia sẻ nỗi sợ hãi cho nhau với tâm trạng phấn khích, đồng thời tạo ra nhiều kết nối quan trọng trong tình bạn.Tóm lại, sự sợ hãi chỉ là cảm giác được kích thích tương tự như những trạng thái khác khi chúng ta vui cười, ngạc nhiên hoặc phấn khích. Những dấu hiệu hoá học sản sinh trong những tình huống này là giống nhau, chỉ khác nhau ở bối cảnh. Do đó, có nhiều người coi sự sợ hãi là một niềm vui trong cuộc sống và cảm thấy rất thích thú với nó.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
- Ảnh hưởng của COVID-19 đến tâm lý xã hội và biện pháp dự phòng tâm lý cho đại dịch corona COVID-19
- Làm thế nào nếu bạn dễ bị tổn thương tâm lý?
- Sự sợ hãi là gì?