Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời và đặc biệt cần thiết đối với trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Việc bổ sung kẽm đã được chứng minh làm giúp tăng cảm giác thèm ăn và tăng lượng thức ăn ở trẻ. Khi thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ bị biếng ăn, dễ bị nhiễm trùng.
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
1. Biểu hiện trẻ thiếu kẽm
Những dấu hiệu điển hình cho thấy con bạn đang có nguy cơ thiếu kẽm gồm:
- Chậm tăng trưởng chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa
- Trẻ chán ăn, biếng ăn, giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá
- Trẻ chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài
- Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần
- Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc
- Trẻ có những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy, móng giòn, yếu.
Khi thấy trẻ có biểu hiện thiếu kẽm, nhiều cha mẹ thắc mắc “có nên bổ sung kẽm cho trẻ?” hay “bổ sung kẽm cho bé như thế nào?”. Trên thực tế, nếu cha mẹ tự bổ sung kẽm mà không có hiểu biết đầy đủ có thể gây ra những tác hại với sức khỏe của trẻ. Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, nhu cầu mỗi ngày về lượng kẽm của trẻ em ở từng thời kỳ là không giống nhau. Nhu cầu kẽm ở từng độ tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới như sau:
- Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Đối với bé trai cần 11mg/ngày, bé gái cần 9mg/ngày.
2. Không tự ý bổ sung kẽm cho trẻ
Việc bổ sung kẽm cho trẻ em hay bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết, tuy nhiên việc tự ý bổ sung kẽm có thể gây ra một số vấn đề sau:
- Kẽm có thể gây ra các tác dụng bất lợi, bao gồm: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
- Bổ sung lượng kẽm quá cao mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng như cúm: Sốt, đau đầu, ho, mệt mỏi
- Kẽm ức chế hấp thu đồng, nên có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất này theo thời gian
- Kẽm làm giảm tác dụng của 1 số loại kháng sinh nếu dùng cùng 1 thời điểm.
Có thể bổ sung kẽm cho trẻ em thông qua sữa mẹ, những món ăn bổ sung kẽm... Tỷ lệ hấp thu kẽm từ thức ăn là 33%, diễn ra chủ yếu ở ruột non. Kẽm trong thực vật khó hấp thu hơn kẽm trong động vật. Chưa kể quá trình chế biến thức ăn có thể làm hao hụt lượng kẽm có trong những món ăn bổ sung kẽm. Vì vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo có thể bổ sung kẽm thông qua các sản phẩm thay thế khác (như thuốc, hoặc thực phẩm chức năng dạng cốm, viên nang uống,...) để đảm bảo hàm lượng kẽm đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Trên thị trường, kẽm được dùng như một loại vi chất, sử dụng cung cấp cho cơ thể hiện nay có 2 loại chế phẩm: kẽm tổng hợp và kẽm sinh học. Trong khi kẽm tổng hợp được sản xuất công nghiệp từ các phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm nhà máy dược phẩm thì kẽm sinh học lại có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Theo đó, để sản xuất ra kẽm sinh học, các nhà khoa học tách chiết từ các nguồn thực phẩm hữu cơ, tương tự như các cơ thể hấp thu kẽm từ thức ăn. Điều này giúp cho khả năng hấp thụ kẽm vào trong máu của kẽm sinh học tăng lên đến 3,7 lần so với kẽm tổng hợp. Từ những lý do đó, việc sử dụng kẽm sinh học cho trẻ cũng an toàn hơn.
- Bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu là hợp lý và khoa học nhất?
- Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng?
- Ăn gì để tăng cường sinh lí cho cả 2 giới?