17-01-2024 12:53

Sụn tăng trưởng ở trẻ có chức năng gì?

Sụn tăng trưởng ở trẻ có chức năng gì?

Sụn tăng trưởng được tạo thành từ sụn, một dạng cấu trúc cao su, mềm dẻo (ví dụ, mũi được làm bằng sụn). Hầu hết các sụn tăng trưởng nằm gần đầu của xương dài. Xương dài là xương dài hơn chiều rộng, bao gồm: Xương đùi, cẳng chân (xương chày và xương mác), cẳng tay, xương bàn tay và bàn chân. Vậy sụn tăng trưởng ở trẻ có những chức năng gì? Tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Sụn tăng trưởng là gì?

Các đĩa sụn tăng trưởng là các khu vực phát triển xương mới ở trẻ em và thanh thiếu niên. Mảng tăng trưởng còn được gọi với cái tên là mảng biểu sinh, là một vùng mô đang phát triển dọc theo các xương dài ở trẻ em. Mỗi xương dài có hai đĩa tăng trưởng ở mỗi đầu. Các đĩa tăng trưởng đóng góp xương mới để xương hiện có phát triển. Vì những phần này của xương mềm nên dễ bị chấn thương trong giai đoạn phát triển của trẻ. Vùng xương này đôi khi yếu hơn các gân và dây chằng kết nối xương với các xương và cơ khác.

Mảng tăng trưởng quyết định chiều dài và hình dạng của xương khi trẻ đến tuổi dậy thì. Trong độ tuổi phát triển của một đứa trẻ, các mảng tăng trưởng này cực kỳ mềm và do đó dễ bị tổn thương do nhiều loại chấn thương. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao hơn 1/4 số ca gãy xương ở trẻ em xảy ra trong các đĩa tăng trưởng.

sụn tăng trưởng có chức năng gì
Giải đáp sụn tăng trưởng có chức năng gì?

2. Sụn tăng trưởng ở trẻ em có chức năng gì?

Theo thời gian khi trẻ trưởng thành xương dài ra, trẻ cũng cao lớn hơn. Sự thay đổi chiều dài các xương này xảy ra ở các đĩa tăng trưởng.

Đĩa sụn gồm có ba vùng chính:

  • Các tế bào chưa trưởng thành nằm nằm ở phần đầu của các xương được gọi là vùng mầm
  • Các tế bào sụn trưởng thành hơn nằm ở giữa gọi là vùng tăng sinh
  • Các tế bào sụn lớn đã trưởng thành nằm ở vùng phì đại.

Quá trình tăng sinh và biệt hóa của các tế bào cũng như sự phát triển và hình thành xương tiếp theo trong đĩa sụn tăng trưởng được điều tiết và kiểm soát bởi các yếu tố nội tiết như yếu tố tăng trưởng giống insulin I, glucocorticoid, hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp, estrogen, androgen, vitamin D, vitamin K2, leptin...

Khi nào sụn tăng trưởng của trẻ đóng lại?

Đôi khi, trong thời kỳ thanh thiếu niên, sự phát triển cơ thể của chúng ta chưa hoàn thiện. Đây cũng là giai đoạn khi các đĩa tăng trưởng đóng lại và được thay thế bằng xương rắn. Tuy nhiên, rất khó để nói chính xác khi nào mỗi tấm tăng trưởng đóng lại vì các xương khác nhau ngừng phát triển vào những thời điểm khác nhau. Các đĩa phát triển ở xương dài có thời gian trung bình khi chúng ngừng phát triển. Hầu hết trẻ em sau khi hoàn thành giai đoạn dậy thì đều phát triển trung bình thêm hai năm nữa. Độ tuổi bắt đầu dậy thì khá thất thường và phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chủng tộc, giới tính và thói quen cơ thể. Nói chung, nữ giới ngừng phát triển ở độ tuổi 12 đến 14 trong khi nam giới ngừng phát triển ở độ tuổi 14 đến 16. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn tiếp tục phát triển chiều cao cho đến cuối tuổi thiếu niên nhưng hầu hết sự tăng trưởng ở trẻ đều dừng lại ở các độ tuổi này.

Ở trẻ em, để kiểm tra được sự trưởng thành của các đĩa sụn tăng trưởng chúng ta có thể đánh giá gián tiếp từ phim chụp X-quang vùng bàn tay trái và cổ tay. Trên phim X-quang, tuổi xương của trẻ được xác định gần như chính xác bằng cách quan sát mức độ sụn tăng trưởng đã được chuyển hóa thành xương. Tuổi xương trên phim chụp X-quang là 1 dấu hiệu có giá trị cao cho thấy mức độ trưởng thành của sụn tăng trưởng, đồng thời giúp dự đoán khả năng tăng trưởng còn lại và cũng như dự đoán chiều cao khi trưởng thành của trẻ.

sụn tăng trưởng có chức năng gì
Theo thời gian khi trẻ trưởng thành xương dài ra, trẻ cũng cao lớn hơn

3. Tập luyện để phát triển sụn tăng trưởng và những chấn thương có thể gặp phải

Một nguyên tắc chung là khi một đứa trẻ đã bước vào giai đoạn cuối của tuổi dậy thì, các mảng tăng trưởng về cơ bản đã đóng lại, trẻ không còn cao lên nữa. Bởi vậy việc tập luyện trước tuổi dậy thì rất quan trọng trong việc cải thiện chiều cao sau này.

Việc tập thể dục thường xuyên có vô vàn lợi ích cho sức khỏe như giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sức khỏe xương, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý đồng thời còn giúp thúc đẩy sản xuất các hormone tăng trưởng, đặc biệt trong số đó tập luyện còn giúp kích thích sụn tăng trưởng phát triển khiến trẻ cao lớn hơn.

Tuy nhiên, nếu tập luyện sai phương pháp có thể dẫn đến các chấn thương sụn tăng trưởng, với tỷ lệ khoảng 15% trẻ em bị gãy xương liên quan đến thể thao. Đối tượng hay gặp tổn thương đĩa sụn tăng trưởng phổ biến nhất là ở trẻ em từ 10 đến 16 tuổi. Nếu đĩa sụn tăng trưởng bị chấn thương, khả năng rất cao có thể dẫn đến sự cốt hóa sớm của đĩa sụn tăng trưởng gây cản trở quá trình dài ra của xương.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt động thể chất không đúng cách có liên quan mật thiết đến các chấn thương đĩa sụn tăng trưởng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lâu dài của các vận động viên trẻ trong nhiều môn thể thao (như bóng chày, bóng đá, chạy đường dài, bóng đá, bóng rổ, thể dục dụng cụ, bóng bầu dục, quần vợt,...).

Nhưng nếu chỉ xem chơi thể thao như là một hoạt động giải trí thì cho tới thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy là nó có hại cho trẻ em. Do đó, đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, trẻ em cần được lưu ý về mức độ cũng như cường độ tập thể dục, thể thao phù hợp.

Khuyến cáo dành cho trẻ em, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên không nên thực hiện các bài tập quá nặng so với sức của mình. Nên tập luyện với các bài tập trọng tải rất nhẹ, kết hợp nhiều bài tập, và các hoạt động khác nhau trong cùng một quá trình tập để có thể hạn chế tối đa các động tác lặp đi lặp lại quá mức có thể dẫn đến tình trạng chấn thương. Cần nhấn mạnh thêm là chú trọng vào chất lượng tập luyện hơn là khối lượng tập luyện.

Để có tác động tích cực lên sự phát triển của sụn tăng trưởng đồng thời đảm bảo an toàn, hạn chế các tác hại xấu nhất đến sụn tăng trưởng thì khi tập thể dục trẻ cần xây dựng chế độ tập hợp lý, vừa sức mình, đặc biệt là các đối tượng đang trong giai đoạn tăng trưởng ở lứa tuổi dậy thì.

Vì vậy, khi trẻ em luyện tập thể thao cần có sự hướng dẫn và định hướng của các huấn luyện viên hiểu rõ về các đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ em, thanh thiếu niên cũng như cách phòng tránh và chăm sóc các chấn thương xảy ra nếu có.

Nguồn tham khảo: dukehealth.org, findhealthtips.com, epainassist.com

XEM THÊM:
  • Mỏi vùng bẹn sau phẫu thuật cổ xương đùi
  • Tập thể dục và opioid: Những điều cần biết trước khi tập luyện
  • Đau đầu gối do ngã không di chuyển được có phải gãy xương không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan