Mục lục
Sức khỏe răng miệng là một trong những yếu tố quan trọng đối với toàn bộ cơ thể con người, giúp nâng cao chất lượng sống rất nhiều. Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng còn liên quan mật thiết đến chứng sa sút trí tuệ, vì vậy cần xây dựng một thói quen tốt đối với việc này.
1. Sức khỏe răng miệng
Miệng là nơi cư trú của khoảng 700 loài vi khuẩn kể cả những vi khuẩn có khả năng gây nên những bệnh lý viêm nha chu hay còn gọi là bệnh về nướu. Bệnh lý liên quan đến nướu là do sự nhiễm trùng của những mô miệng giữ nhiệm vụ tạo sự vững chắc cho răng. Chảy máu nướu, răng lung lay hay gãy răng đều là những tác hại chính của bệnh lý về nướu. Vi khuẩn và các phân tử gây viêm có thể di chuyển từ các ổ nhiễm trùng trong miệng đến một số bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có não.
2. Mối liên hệ giữa sa sút trí tuệ và sức khỏe răng miệng
Sa sút trí tuệ là bệnh lý gây mất chứng năng nhận thức và không thể thực hiện được những hoạt động sống như một người bình thường. Bệnh này thường phổ biến ở nữ hơn nam, xuất hiện chủ yếu ở những người lớn tuổi, và thường gặp ở những bệnh nhân có thói quen hút thuốc và uống rượu bia. Ngoài ra, khi mắc những bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thì cũng làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ thường gây nên tình trạng thoái hóa não như Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu.
Vì có thể gây ảnh hưởng đến não bộ nên nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng sức khỏe răng miệng kém và bệnh về nướu có liên quan đến bệnh lý Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ. Một số thí nghiệm nghiên cứu và khảo sát đã tìm thấy vi khuẩn Porphyromonas gingivalis trong não của một số bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, loại vi khuẩn này sẽ gây nên một số triệu chứng như lú lẫn, giảm sút trí nhớ.
Những hoạt động hằng ngày như ăn uống, đánh răng, điều trị nha khoa đều có thể là nguyên nhân đưa vi khuẩn vào não. Vì vậy, việc khám với nha sĩ định kỳ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của não bộ.
Nhiễm trùng vùng miệng thường được chẩn đoán trước khi có những dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ. Sau đó, vì chứng sa sút trí tuệ mà bệnh nhân không thể chải răng thường xuyên hay dùng chỉ nha khoa một cách chính xác nên lại càng làm tăng khả năng nhiễm trùng và dễ mắc những bệnh liên quan đến nướu hơn.
Bên cạnh đó, không chỉ bệnh lý về nha chu mới liên quan đến chứng sa sút trí tuệ mà những bệnh nhân có hàm răng giả được tháo lắp thường xuyên hay bệnh nhân bị gãy răng cũng là nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ.
Tóm lại sức khỏe răng miệng kém đã được chứng minh là có liên quan mật thiết đối với chứng sa sút trí tuệ. Vì vậy, ngay từ những độ tuổi nhỏ thì việc hình thành thói quen chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa được những biến chứng do các bệnh lý răng miệng gây nên, nhất là những bệnh liên quan đến não bộ như sa sút trí tuệ vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Má phải xuất hiện hạch kèm theo sưng đau là triệu chứng bệnh gì?
- Răng thừa có cần nhổ bỏ?
- Người bị mất răng có niềng răng được không?