17-01-2024 10:35

Sự phát triển và đặc điểm hệ thần kinh ở trẻ em

Sự phát triển và đặc điểm hệ thần kinh ở trẻ em

Sự phát triển thần kinh của trẻ khá lớn và phức tạp. Khi nghiên cứu về vấn đề này cần dựa trên cơ sở đặc điểm giải phẫu chức năng thần kinh cũng nhưng những hiểu biết về tâm lý học, tâm sinh lý và các kiến thức về ngôn ngữ học. Đồng thời, cần dựa trên những phân tích về sự phát triển chung của thể chất của trẻ.

1. Giải phẫu hệ thống thần kinh của trẻ em

Hệ thần kinh được tạo thành từ não, tủy sống và các dây thần kinh. Các bộ phận này kết hợp với nhau để cho phép trẻ suy nghĩ, học hỏi, nói và cảm nhận cảm xúc. Đồng thời, hệ thần kinh cũng giúp kiểm soát các chức năng cơ bản của cơ thể như chuyển động, cảm giác, thở và nhịp tim. Não và tủy sống tạo nên hệ thần kinh trung ương cùng với các dây thần kinh bên ngoài não và tủy sống tạo nên hệ thống thần kinh ngoại vi.

Từ khi trẻ được thụ thai cho đến khi trẻ khoảng 26 tuổi, não bộ sẽ phát triển và hoàn thiện. Gen ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ cùng với kinh nghiệm sống. Những thay đổi liên tục của não hình thành tính cách, suy nghĩ và sự tương tác của một người với thế giới.

Bộ não trung tâm điều khiển của cơ thể, có thể khiến cho cơ thể biết phải làm gì và xử lý thông tin bằng cách gửi và nhận thông điệp qua tủy sống và dây thần kinh. Mỗi phần của não đều có những vai trò nhất định bao gồm:

  • Đại não, phần lớn nhất của não, được chia thành hai nửa. Mỗi nửa chứa các phần (thùy) kiểm soát các chức năng cụ thể, chẳng hạn như di chuyển, suy nghĩ, hoặc truy xuất và lưu trữ ký ức. Đại não cũng nhận và xử lý thông tin từ các cơ quan cảm giác. Những cơ quan này bao gồm mắt, tai, mũi, miệng và da.
  • Tiểu não nằm dưới đại não, giúp kiểm soát sự cân bằng và phối hợp chuyển động.
  • Thân não nằm ở đáy não, kiểm soát các chức năng cơ bản của cơ thể như nuốt, thở, huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, nó còn chứa các dây thần kinh kết nối trực tiếp với não. Những dây thần kinh này được gọi dây thần kinh sọ. Chúng giúp mang thông điệp đến và từ não đến các cơ quan cảm giác, các tuyến nhất định và các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như tim và phổi.
  • Tủy sống bắt đầu trong thân não và chạy qua trung tâm của cột sống (ống sống), chứa các dây thần kinh mang thông điệp đến và đi từ não đến phần còn lại của cơ thể. Những dây thần kinh này được gọi dây thần kinh cột sống.
  • Các dây thần kinh ngoại biên mang thông điệp đến và đi từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể.
  • Não được bảo vệ bởi xương, màng não và dịch não tủy. Xương xung quanh não tạo nên hộp sọ. Màng não, lớp mô ngăn cách não với hộp sọ.
  • Dịch não tủy (CSF), chất lỏng đệm não trong hộp sọ. Dịch não tủy CSF được tạo ra trong tâm thất - không gian rỗng bên trong não. Bình thường, dịch tủy não CSF chảy qua não và tủy sống.

Hệ thần kinh thực vật bao gồm hai hệ giao cao và phó giao cảm, được hoạt động ngay sau khi trẻ được sinh ra. Và hệ thần kinh giao cảm chiếm ưu thế hơn.

Bộ não trẻ em có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn. Não bộ trẻ em thường sẽ phát triển nhanh trong những năm đầu đời. Khi trẻ được 1 tuổi thì trọng lượng não đã tăng lên gấp đôi so với lúc sinh. Nhưng khi trẻ lên 9 tuổi thì trọng lượng não tăng ít hơn và không đáng kể. Bề mặt não trẻ sơ sinh có đầy đủ các rãnh thuỳ như người lớn, tuy nhiên, những rãnh thuỳ này còn nông. Càng về sau sự phát triển mạnh của vỏ não sẽ làm cho các rãnh thuỳ não của trẻ ngày càng nhiều rãnh sâu hơn.

Khi trẻ sinh ra thì hệ thần kinh ở trẻ có sự phát triển ít nhất. Não của trẻ chưa trưởng thành do các sợi trục chưa được myelin hóa - chất béo bao bọc quanh các dây thần kinh. Ngoài tác dụng của myelin giúp bảo vệ không cho các xung động thần kinh lan tỏa sang các sợi thần kinh khác, vỏ myelin còn có tác dụng giúp duy trì tốc độ dẫn truyền điện thế hoạt động của sợi trục thần kinh. Mặc dù quá trình myelin hóa được bắt đầu ở các sợi rễ trước và rễ sau của tuỷ sống từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng mãi tới tháng thứ 6 sau khi sinh, các sợi dẫn truyền mới được myelin hóa xuống bó tháp và kết thúc khi trẻ được 4 tuổi. Do vậy, phản xạ babinski ở trẻ nhỏ vẫn có thể dương tính, nhưng không phải chỉ số nói lên tổn thương bó tháp mà chỉ được xem như biểu hiện mang tính chất sinh lý.

Bộ não của trẻ sơ sinh có khoảng 14 tỷ tế bào như người lớn, vỏ não cũng chia làm 6 lớp, nhưng cho đến khi trẻ được 8 tuổi thì mới được biệt hoá hoàn toàn như người lớn. Thời gian đầu, sự phát triển não của trẻ sẽ chủ yếu tập trung vào các trung tâm dưới vỏ, sau đó, vỏ não và thẻ tân vân mới hình thành và phát triển. Não trẻ sơ sinh khó phân biệt ranh giới giữa chất xám và chất trắng bởi vì thân tế bào thần kinh nằm lấn sang cả phần của chất trắng. Não của trẻ có chứa nhiều nước, protein, lipid. Và đến khi trẻ được 2 tuổi thì thành phần hoá học bão bộ của trẻ sẽ tương tự như người lớn.

Bộ não là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hệ thần kinh trung ương
Khi mới sinh ra thì hệ thần kinh ở trẻ em có sự phát triển ít nhất

2. Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ

Đặc điểm sinh lý

Do tế bào não của trẻ chưa được biệt hoá, các sợi trục thần kinh chưa được myelin hoá nên phản ứng của vỏ não thường có xu hướng lan tỏa. Một kích thích nhỏ cũng có thể gây nên phản ứng toàn thân của trẻ. Trong giai đoạn trẻ sơ sinh do khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu những kích thích của môi trường thường có thể quá mức khiến kích hoạt tình trạng ức chế bảo vệ nên trẻ sẽ ngủ suốt ngày.

Ngoài ra, do vỏ não và thể vân mới chưa phát triển, nên các hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế, nên ở trẻ sơ sinh có thể thấy những vận động ngoại tháp.
Ở trẻ sơ sinh do hành tuỷ, dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh thị giác đã được myelin hoá nên trẻ sẽ có những phản xạ đầu tiên như bú, nuốt, khóc và nhìn cố định vào một điểm nào đó. Nhưng do quá trình myelin hóa chưa được thực hiện hoàn toàn, nên có những phản xạ bệnh lý đối với trẻ lớn thì lại được xem như sinh lý đối với trẻ nhỏ, chẳng hạn như phản xạ Babinski.

Trong những năm đầu đời của trẻ, để đảm bảo cho não bộ của trẻ có thể phát triển nhanh về khối lượng cũng như chất lượng, thì nhu cầu về oxy và tuần não của trẻ cao hơn người lớn.

Oxytocin não bộ 2
Trong những năm đầu đời, để não bộ trẻ em phát triển nhanh thì nhu cầu về oxy và tuần hoàn não của trẻ cao hơn người lớn

Điện não đồ của trẻ có thể thay đổi theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh hoạt động não thường tập trung vào vùng đỉnh và vùng trung tâm. Khi đó, sóng delta thường rơi vào khoảng 0.5 đến 3 chu kỳ/giây, điện thế dao động từ 20 đến 50 microvon, với các sóng không đồng đều, và không đồng thời.
  • Trẻ dưới 1 tuổi có hoạt động điện não với đa số thuộc sóng delta, vùng chẩm xuất hiện các sóng theta với chu kỳ từ 3 đến 7 chu kỳ/giây
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi có hoạt động điện não theo sóng theta có chu kỳ từ 3 đến 7 chu kỳ/giây, điện thế dao động từ 30 đến 50 microvon.
  • Trẻ từ 4 tuổi hoạt động điện não theo sóng theta giảm dần và xuất hiện sóng alpha có chu kỳ từ 8 đến 12 chu kỳ/giây, điện thế dao động từ 30 đến 50 microvon

Ngoài ra, do các tế bào não của trẻ chưa được biệt hoá, thành phần hoá học còn chứa nhiều nước, nên có thể dễ dàng xảy ra hiện tượng các phản ứng màng não và có thể có phản ứng nặng nề khi trẻ nhiễm trùng, nhiễm độc. Đặc điểm về mao mạch não của trẻ nhỏ phát triển khá mạnh, cùng với thành mạch mỏng và dễ nhạy cảm với hiện tượng thiếu oxy nên có thể dễ dàng xảy ra hiện tượng xuất huyết màng não.

Não của trẻ nhỏ có chứa nhiều nước, và nằm trong hộp sọ không chắc, cho nên một chấn thương nhỏ như ngã ngồi hoặc ngã từ tư thế đứng đều có thể gây ra tình trạng thoát vị hồi hải mã, thoát vị vách ngăn giữa hai bán cầu hoặc tình trạng tổn thương trục thần kinh dẫn đến liệt nửa người trên lâm sàng.

Nguồn tham khảo: fairview.org

XEM THÊM:
  • Chọc dò tủy sống có đau và có ảnh hưởng gì không?
  • Xuất huyết não, màng não ở trẻ em: Những điều cần biết
  • Bệnh nhân tiểu đường nên được tiêm các loại vắc xin này hàng năm

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan