Mục lục
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Bệnh kawasaki là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mắc phải ở trẻ em. Nếu có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hầu hết bệnh nhi đều có thể hồi phục và không gặp vấn đề gì.
1. Sự hình thành bệnh Kawasaki
Bệnh Kawasaki do viêm thành các động mạch có kích thước trung bình và nhỏ. Tên bệnh được đặt theo tên một bác sĩ Nhật Bản Kawasaki Tomisaku, người có công phát hiện bệnh này lần đầu vào năm 1961. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng viêm có xu hướng ảnh hưởng đến các động mạch vành, cấp máu cho tim. Bệnh Kawasaki còn được gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc vì nó cũng ảnh hưởng đến các tuyến, da và màng nhầy bên trong miệng, mũi, cổ họng bị sưng trong quá trình nhiễm trùng.
Dấu hiệu của bệnh Kawasaki thường gặp như sốt cao và bong tróc da, bệnh này có thể điều trị được và hầu hết trẻ em đều khỏi bệnh và không gặp vấn đề gì nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân bệnh Kawasaki
Nguyên nhân của bệnh Kawasaki chưa được biết, nhưng dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng gợi ý một nhiễm trùng hoặc phản ứng miễn dịch bất thường đối với một nhiễm trùng ở trẻ em có cơ địa từ trước. Bệnh tự miễn cũng là một khả năng. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề với các hạch bạch huyết, da và niêm mạc miệng, mũi, họng.
Căn bệnh này không dễ lây lan, mặc dù đôi khi xảy ra ở các cụm cộng đồng. Trẻ em có nhiều khả năng mắc bệnh vào thời điểm mùa đông và mùa xuân. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị mắc quanh năm.
Một số yếu tố nguy cơ có thể tăng khả năng mắc bệnh Kawasaki:
- Tuổi: Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh Kawasaki cao nhất
- Giới tính: Con trai có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
- Dân tộc: Trẻ em gốc châu Á hoặc Thái Bình Dương, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc... có tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki cao hơn.
3. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Kawasaki
Kawasaki là một bệnh khó chẩn đoán vì không có xét nghiệm đặc hiệu cho nên phải dựa vào nhiều triệu chứng. Bệnh Kawasaki xuất hiện nhanh và các triệu chứng diễn biến theo từng giai đoạn. Ngoài ra, nó có thể dẫn đến các vấn đề về tim trong ít nhất là 10 ngày đến 2 tuần sau khi triệu chứng bắt đầu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sẽ có ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Các dấu hiệu triệu chứng của giai đoạn này có thể bao gồm: sốt cao hơn 39 độ và kéo dài hơn ba ngày; mắt đỏ mà không có dịch tiết đặc; phát ban ở phần chính của cơ thể và các vùng sinh dục; môi đỏ, khô, nứt nẻ và lưỡi sưng đỏ; da sưng đỏ ở lòng bàn tay và lòng bàn chân; hạch bạch huyết sưng ở cổ hoặc một số vị trí khác; tâm trạng hay cáu gắt.
- Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này thường xảy ra các dấu hiệu như: Lột da ở bàn tay và bàn chân, đặc biệt là các đầu ngón tay và ngón chân thường bị lột những mảng lớn; đau khớp; tiêu chảy; nôn; đau bụng.
- Giai đoạn 3: Trong giai đoạn thứ ba của bệnh, dấu hiệu và triệu chứng từ từ biến mất trừ khi có các biến chứng.
Nếu trong trường hợp trẻ sốt kéo dài hơn ba ngày hãy liên hệ để được khám bởi bác sĩ hoặc nếu có những dấu hiệu sau cũng cần phải gặp bác sĩ ngay để được điều trị, bao gồm:
- Đỏ cả hai mắt
- Lưỡi sưng đỏ
- Lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân màu đỏ
- Lột da
- Phát ban
- Hạch bạch huyết sưng
Điều trị bệnh Kawasaki sớm có thể làm giảm đáng kể ảnh hưởng lâu dài.
5. Biến chứng bệnh Kawasaki
Bệnh Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mắc phải ở trẻ em. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị hiệu quả thì chỉ một số ít trẻ em bị tổn thương lâu dài.
Một số biến chứng của bệnh gồm:
- Viêm các mạch máu, thường là động mạch vành, cung cấp máu cho tim
- Viêm cơ tim
- Vấn đề về van tim
- Bệnh Kawasaki ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán và điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ
- Bệnh rối loạn động mạch ở trẻ em có nguy hiểm không?