Mục lục
Thông thường, vào buổi chiều thân nhiệt của chúng ta sẽ có sự tăng nhẹ nhưng tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, sốt về chiều kéo dài trong một thời gian sẽ cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, bạn nên thận trọng khi xuất hiện tình trạng này.
1. Sốt về chiều là biểu hiện của bệnh gì?
Sốt về chiều là biểu hiện của bệnh gì? nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Bởi trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất. Dưới đây là một số bệnh lý có biểu hiện sốt về chiều mà người bệnh có thể gặp phải.
1.1. Bệnh về gan
Các bệnh như: viêm gan, xơ gan, ung thư gan,... đều có thể gây nên tình trạng sốt về chiều. Bởi các loại virus có thể tàn phá và gây tổn thương gan, khiến hệ thống đường mật bị ảnh hưởng. Theo đó, chức năng gan sẽ bị suy giảm, khả năng đào thải độc tố không còn tốt. Khi các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu sẽ gây nên triệu chứng sốt.
Người bệnh mắc bệnh gan ban đầu sẽ sốt nhẹ thoáng qua. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, tần suất và thời gian sốt về chiều sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh gan sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như: buồn nôn và nôn, chán ăn, vàng da, vàng mắt,...
1.2. Sốt virus
Sốt virus khiến người bệnh sốt cao có thể lên 40 độ C. Thời gian sốt kéo dài cả ngày, nhưng thân nhiệt cao nhất vào buổi chiều. Một số dấu hiệu khác của tình trạng sốt virus như: sổ mũi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ xương khớp, mệt mỏi, chán ăn, phát ban, đau mắt đỏ,...
1.3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Khi bị sốt về chiều có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua cửa lỗ đái. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao, tiểu rắt, tiểu buốt,...
1.4. Nhiễm khuẩn màng não
Đây là bệnh lý nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh. Bên cạnh việc sốt cao, bệnh nhân có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như: đau đầu dữ dội, kiệt sức, buồn nôn, co giật, hôn mê...
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn màng não cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
1.5. Lao
Lao là bệnh lý do vi khuẩn gây ra gây sốt nhưng không cao. Bệnh nhân mắc bệnh lao không chỉ sốt mà còn xuất hiện kèm các dấu hiệu như: ho khan, kho dữ dội, ho ra máu, chóng mặt, tiêu chảy, đau đầu,...
1.6. Bệnh máu ác tính
Nếu bạn thường xuyên bị sốt về chiều thì không nên chủ quan bởi đó có thể cảnh báo bệnh máu ác tính. Ban đầu, người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ nhưng khi bệnh trở nặng thời gian sốt sẽ kéo dài, kết hợp với các triệu chứng như: thiếu máu, mệt mỏi, cơ thể tê bì,...
1.7. Ung thư
Ung thư là một bệnh lý nguy hiểm khiến hệ miễn dịch suy giảm. Ban đầu bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ nhưng khi nghiêm trọng sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khác. Bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan, dạ dày thường xuất hiện dấu hiệu này.
1.8. Sốt về chiều do tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc điều trị khi được sử dụng không đúng liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ. Sốt về chiều là một dấu hiệu của tình trạng trên.
2. Nên làm gì khi bị sốt về chiều?
Nếu tình trạng sốt về chiều chỉ diễn ra thoáng qua và không kèm các triệu chứng khác thì người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, chườm khăn ấm để giúp hạ sốt.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, trái cây, các chất omega 3...
- Duy trì tập luyện thường xuyên, tập yoga, đi bộ,...
- Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
Nếu tình trạng sốt về chiều kéo dài, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
- Đổ mồ hôi nhiều sau khi bị sốt về chiều là dấu hiệu bệnh lý nào?
- Cơ chế sinh lý học đáng tin cậy của Covid-19 gây tổn thương tế bào gan và bệnh gan
- Tác dụng chữa bệnh của lộc giác giao