Mục lục
Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh không phải là một việc dễ dàng, trong đó chế biến món ăn cho trẻ là một phần đầy thách thức. Bố mẹ thường lo lắng rằng các món ăn không phong phú hoặc không đủ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm vào giai đoạn khởi đầu sẽ có tác động đến thói quen ăn uống sau này của chúng. Một số sai lầm khi chế biến món ăn cho trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ngay bây giờ hoặc trong tương lai.
1. Chế biến món ăn cho trẻ theo các chế độ ăn nổi tiếng
Ít chất béo, carb, keto, paleo chỉ là một số xu hướng dinh dưỡng mới mà nhiều phụ huynh có thể đã nghe nói. Bên cạnh một vài lợi ích sức khỏe được quảng bá, bố mẹ cần lưu ý và xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng cho trẻ.
Trẻ mới biết đi yêu cầu một loạt các chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Carbohydrate, sẽ giúp hỗ trợ sự hình thành não của và là nhiên liệu có sẵn tạo ra năng lượng. Giảm lượng carbs có thể làm giảm sự phát triển của cơ thể, thay vào đó, bạn có thể chọn lựa chọn nhóm thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả tinh bột, cây họ đậu, giảm nguồn cung cấp carbohydrate đơn giản tinh chế bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, kẹo, nước ngọt.
Nếu bạn muốn trẻ tuân thủ theo chế độ ăn kiêng thuần chay, việc nói chuyện với các chuyên gia tâm lý là điều hoàn toàn cần thiết. Mục đích là đảm bảo một chế độ ăn thuần chay chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ và tránh suy dinh dưỡng.
2. Chỉ chế biến các món ăn sáng đơn giản
Bữa sáng là một bữa ăn quan trọng cho trẻ em, đặc biệt những trẻ trong độ tuổi mới biết đi. Đây là cơ hội để cung cấp năng lượng cho trẻ và bắt đầu một ngày mới. Thật không may, các bữa sáng tiện lợi thường chứa quá nhiều đường hơn mức cần thiết, trong khi thiếu các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo và chất xơ.
Trẻ em từ 1-3 tuổi cần ít nhất 2,5 phần rau mỗi ngày và 1⁄2 - 1 phần ăn trái cây. Bữa sáng là một thời điểm hoàn hảo để bắt đầu cung cấp sản phẩm tươi, đặc biệt là rau. Thay vì chọn một bát ngũ cốc giàu đường tinh luyện, hãy cân nhắc chuẩn bị món ăn sáng với trứng, rau và bánh mì.
3. Nấu ăn hai bữa một lần
Trong đời sống hiện đại ngày nay, không có gì lạ khi nhiều cha mẹ thường tranh thủ chế biến nhiều món ăn cùng lúc cho trẻ. Tuy nhiên, việc làm này không được khuyến cáo vì thức ăn để nguội trong một thời gian dài có thể bị hỏng. Trẻ em ăn các món được hâm lại nhiều lần có nguy cơ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chế biến các món ăn cho trẻ nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với nhiều hương vị khác nhau.
4. Chế biến món ăn theo sở thích và khẩu vị của bố mẹ
Một sai lầm khác trong cách chế biến món ăn của trẻ là dựa trên khẩu vị và sở thích của người lớn để áp đặt lên trẻ. Những đứa trẻ từ 2 tuổi trở lên đã bắt đầu có sở thích riêng của bản thân. Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khi cho bé ăn dặm ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ còn là cơ hội để phát hiện các món ăn hợp khẩu vị của chúng. Quan sát xem trẻ thích ăn và ăn nhiều các loại thực phẩm nào. Thay đổi các cách chế biến khác nhau cho mỗi nguyên liệu như luộc, hấp, chiên, xào để trẻ không ngán.
5. Cung cấp quá nhiều đồ ăn nhẹ kém dinh dưỡng
Trẻ em trong độ tuổi đến trường cần được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để giúp hỗ trợ sự phát triển về thể chất và tâm lý. Đồ ăn nhẹ là một biện pháp tuyệt vời để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống, đặc biệt đối với những đứa trẻ năng động. Với đối tượng này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên có tối đa 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
Trong khi đó nhiều phụ huynh có thói quen lựa chọn các loại thức ăn nghèo dinh dưỡng như bánh quy, kẹo ngọt để đáp ứng sở thích về mùi vị của trẻ nhưng những thực phẩm này sẽ không cung cấp đủ năng lượng và hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ nên chọn lựa các loại thực phẩm như trái cây, rau, sữa chua hoặc trứng luộc, sinh tố, các loại hạt khô.
Khi chọn đồ ăn nhẹ cho trẻ, ưu tiên tìm kiếm những thứ có chứa protein, chất béo và chất xơ lành mạnh để duy trì năng lượng và cảm giác đói vào các bữa ăn chính.
6. Không đọc nhãn thực phẩm khi mua sắm
Một trong những sai lầm phổ biến cha mẹ khi chế biến các món ăn cho trẻ là không đọc kỹ thông tin trên các nhãn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đóng gói.
Đừng để bị lừa bởi các chiêu tiếp thị thông minh. Một số các yêu cầu sức khỏe khi lựa chọn thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm là 'được làm bằng trái cây thật', 'không chứa gluten', 'không thêm đường', hàm lượng chất xơ cao'. Tốt nhất thực phẩm chế biến đồ ăn cho trẻ nên từ nguyên liệu tươi sống nhằm đảm bảo hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bạn mua sản phẩm đóng gói sẵn, hãy đọc các thành phần và thông tin dinh dưỡng trên đó.
Trên đây là những cách chế biến thức ăn cho trẻ mà nhiều cha mẹ thường mắc, bạn nên lưu ý để hạn chế mắc phải những vấn đề trên nhằm đảm bảo bữa ăn của trẻ được đầy đủ dinh dưỡng, giúp con phát triển 1 cách khỏe mạnh và cân đối.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Các dấu hiệu bé thiếu kẽm
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
- Hướng dẫn đầy đủ về ăn dặm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
- Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ?
- Thực đơn nấu bột cho trẻ 6 tháng tuổi