17-01-2025 20:14

Rối loạn nhịp tim thai nhi có nguy hiểm?

Rối loạn nhịp tim thai nhi có nguy hiểm?

Tỉ lệ rối loạn nhịp tim thai nhi vào khoảng 1 - 3%, trong đó rối loạn nhịp nhanh là thường gặp, việc sử dụng thuốc chống loạn nhịp đường uống có hiệu quả nhất định. Trong khi đó, với rối loạn nhịp chậm thì việc điều trị vẫn đang là một thách thức. Chẩn đoán rối loạn nhịp tim thai nhi nhờ vào theo dõi thai nhi bằng siêu âm và máy ghi nhịp tim thai, việc này cần được tiến hành chính xác để có phương pháp điều trị thích hợp cho mẹ và con.

1. Rối loạn nhịp tim thai nhi là gì?

Tim thai bình thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 21, nhịp tim thai tăng lên 90 lần/ phút vào tuần thứ 6, 180 lần/ phút vào tuần thứ 9 và giảm xuống còn 150 lần/ phút vào tuần thứ 15. Sau dó, tim thai giảm còn 140 lần/phút ở tuần thứ 20 và 130 lần/ phút ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Các thụ thể giao cảm và phó giao cảm ở tim xuất hiện lần lượt vào tuần thứ 9 và 12. Tim thai giao động từ 100 - 180 lần/ phút phụ thuộc vào mức độ hoạt động của bào thai. Ngoài ra, có những đợt tim thai rất chậm (50 lần/ phút) thoáng qua, những đợt này thường đơn độc và ngắn, đây không phải là rối loạn nhịp tim thai nhi.

Trong quá trình khám thai, tim thai từ 150 - 180 lần/ phút là bình thường, thai nhi bị rối loạn nhịp tim khi nhịp tim ≥ 180 lần/ phút (nhịp nhanh) hoặc ≤ 100 lần/ phút (nhịp chậm).

Rối loạn nhịp tim thai nhi có thể dẫn đến suy timphù nhau thai, 5 - 10% rối loạn nhịp có kèm theo các bất thường tim mạch khác như thông liên nhĩ, kênh nhĩ thất, bất thường van hai lá, hội chứng Wolff-Parkinson-White,...

Các hình thái rối loạn nhịp tim thai nhi thường gặp là ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất, block nhĩ thất,...

2. Chẩn đoán thai nhi bị rối loạn nhịp tim

Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim thai nhi, cần dựa vào siêu âm tim thai (dùng một bình diện hoặc phổ Doppler 2D). Phân tích nhịp tim dựa vào sóng QRS-QRS có đều không, trước mỗi sóng QRS có sóng P tương ứng không.

Rối loạn nhịp tim thai nhi có thể gây suy tim thai. Một số dấu hiệu có thể phát hiện trên siêu âm ở giai đoạn suy tim nặng: Phù nhau thai dễ nhận ra khi có tràn dịch kèm theo như báng bụng, tràn dịch màng tim, màng phổi, phù dưới da.

Điều quan trọng trong chẩn đoán thai nhi bị rối loạn nhịp tim là tìm được dấu hiệu nguy hiểm để điều trị trước khi xảy ra rối loạn chức năng tâm thất nặng.

3. Các dạng rối loạn nhịp tim thai nhi

3.1. Ngoại tâm thu

Ngoại tâm thu nhĩ do nhát ngoại tâm thu nhĩ đến sớm, tiếp theo là thất bóp, với khoảng nhĩ bình thường, có thể có hoặc không có khoảng nghỉ bù, có dẫn hay không dẫn.

Ngoại tâm thu thất hiếm gặp hơn ngoại tâm thu nhĩ, thường do co bóp thất sớm và không có co bóp nhĩ trước đó. Nếu ngoại tâm thu thất xảy ra đơn độc thì thường được dung nạp tốt, không gây biến chứng và có tiên lượng tốt.

Ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất đa số lành tính, thường được ghi nhận ở 3 tháng cuối thai kỳ và thường biết mất trước khi sinh hoặc vài tuần sau đó.

3.2. Rối loạn nhịp nhanh

Rối loạn nhịp nhanh chiếm khoảng 10% trong các rối loạn nhịp tim thai nhi. Gồm có các hình thái sau:

  • Nhịp nhanh nút do vòng vào lại: Thường được phát hiện lúc 23 tuần với nhịp nhanh trung bình là 250 lần/ phút và không có bệnh tim kèm theo, không có suy tim thai.
  • Cuồng nhĩ: thường gặp sau tuần 27 - 30 thai kỳ, cuồng nhĩ có tần số nhĩ lớn hơn tần số thất.
  • Rung nhĩ: Là một dạng rối loạn nhịp tim thai nhi rất hiếm gặp, sự co bóp nhĩ thường khó ghi nhận. Sự dẫn truyền nhĩ thất thường bị block ở nhiều mức độ khác nhau làm nhịp thất chậm hơn và không đều.
  • Nhịp nhanh nhĩ đa ổ: Là tình trạng nhiều dạng nhịp nhanh nhĩ cùng xuất hiện trên một thai nhi, có thể thấy được nhịp nhanh nhĩ đa ổ và quan sát những cơn nhịp nhanh kế tiếp nhau, rung nhĩ và ngoại tâm thu.
  • Nhịp nhanh dưới nút: Là nhịp xảy ra dưới nút nhĩ thất, có thể tại bó his, dưới chỗ chia đôi bó his. Tình trạng này rất hiếm gặp ở thai nhi bị rối loạn nhịp tim.
  • Nhịp nhanh từng lúc: Rất khó chẩn đoán.

3.3. Rối loạn nhịp chậm

Thai nhi thường có những nhịp xoang chậm thoáng qua kéo dài 1 - 2 phút, không phải là bệnh lý.

Các dạng rối loạn nhịp chậm bệnh lý:

  • Block nhĩ thất do bệnh tự miễn (Lupus, Gougerot-Sjogren).
  • Block nhĩ thất có kèm bệnh tim bẩm sinh.

4. Điều trị rối loạn nhịp tim thai nhi

Khi đứng trước một thai nhi bị rối loạn nhịp tim, cần chẩn đoán tìm bản chất của loạn nhịp, tìm bệnh nền kèm theo, đánh giá hậu quả và từ đó đưa ra phương pháp điều trị, cân nhắc giữa nguy cơ cho mẹ và thai, hiệu quả và tác dụng phụ của từng phương pháp điều trị.

Đa số rối loạn nhịp nhanh thai nhi xảy ra trên một tim bình thường, cần loại trừ với các bệnh lý như Ebstein, bất tương hợp hai lần, viêm cơ tim, bệnh cơ tim,...

XEM THÊM:
  • Block nhĩ thất là gì và có nguy hiểm không?
  • Block nhĩ thất độ 3: Những điều cần biết
  • Thế nào là rối loạn nhịp tim chậm?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan