Mục lục
- 1. 1. Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ là gì?
- 2. 2. Nguyên nhân nào gây ra rối loạn chuyển động chân tay định kỳ?
- 3. 3. Các triệu chứng của rối loạn chuyển động chân tay định kỳ như thế nào?
- 4. 4. Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ được chẩn đoán như thế nào?
- 5. 5. Các cách điều trị rối loạn chuyển động chân tay định kỳ
- 6. Đánh giá
Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ là một chứng rối loạn giấc ngủ hiếm gặp, đặc trưng bởi các cử động chân tay có chu kỳ, lặp đi lặp lại trong khi ngủ. Những chuyển động này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và xảy ra đồng thời với các chứng rối loạn giấc ngủ khác.
1. Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ là gì?
Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ là một chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng khoảng 4-11% dân số. Những người bị rối loạn chuyển động chân tay kiểu này sẽ bị giật lặp đi lặp lại, chuột rút hoặc co giật các chi dưới trong khi ngủ. Đây được gọi là rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ và xảy ra cứ sau 5 đến 90 giây trong tối đa 1 giờ. Các chuyển động làm gián đoạn giấc ngủ của người đó ngay cả khi không thức dậy, kết quả là gây ra tình trạng buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.
Bởi vì các chuyển động xảy ra trong khi ngủ, người bị ảnh hưởng có thể không nhận ra họ bị rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, họ sẽ tự nhận thấy các triệu chứng gợi ý như thức dậy vào ban đêm mà không có lý do rõ ràng hoặc cảm thấy quá mệt mỏi vào ban ngày. Thông thường, rối loạn chuyển động chân tay định kỳ được phát hiện bởi người ngủ cùng.
Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau, ở mọi lứa tuổi (mặc dù khá hiếm gặp ở trẻ em. Chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn tâm thần kinh hoặc có cha mẹ bị rối loạn chuyển động chân tay định kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải ở trẻ nhỏ.
Nếu không được phát hiện và điều trị, người mắc phải rối loạn chuyển động chân tay định kỳ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim mạch về lâu dài.
2. Nguyên nhân nào gây ra rối loạn chuyển động chân tay định kỳ?
Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ có thể là nguyên phát (bệnh lý này tự xuất hiện) hoặc thứ phát (do một tình trạng bệnh lý gây ra). Trong trường hợp rối loạn chuyển động chân tay định kỳ nguyên phát, các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân gây nên. Hai nguyên nhân tiềm ẩn là thiếu Dopamine hoặc thông tin sai lệch giữa các dây thần kinh dọc theo tủy sống.
Trong các trường hợp rối loạn chuyển động chân tay định kỳ thứ phát, tình trạng bệnh có thể là do:
- Bệnh tiểu đường;
- Thiếu sắt;
- Sử dụng caffein;
- Tổn thương tủy sống hoặc có khối u;
- Tăng tiết niệu;
- Thiếu máu;
- Các rối loạn giấc ngủ khác như hội chứng chân không yên, chứng ngủ rũ, rối loạn hành vi giấc ngủ REM hoặc chứng ngưng thở khi ngủ;
- Rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc hội chứng Willam;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm ba vòng, an thần, tchống buồn nôn và lithium;
- Ngưng thuốc an thần, bao gồm barbiturat và benzodiazepin.
Trong thực tế, rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ thường bị nhầm lẫn với hội chứng chân không yên vì cả 2 tình trạng đều liên quan đến các triệu chứng ở chân. Tuy nhiên, chúng không giống nhau và được chẩn đoán, điều trị khác nhau. Các triệu chứng của hội chứng chân không yên xảy ra trong khi người đó vẫn còn thức, trong khi rối loạn chuyển động chân tay định kỳ xảy ra lúc ngủ. Các cảm giác vật lý cũng khác nhau. Với hội chứng chân không yên, người bệnh thường phải chịu đựng cảm giác ngứa ran hoặc kiến bò kèm theo sự thôi thúc không kiểm soát được. Với rối loạn chuyển động chân tay định kỳ, chân và tay sẽ liên tục bị co giật mà người mắc phải thường không biết.
3. Các triệu chứng của rối loạn chuyển động chân tay định kỳ như thế nào?
Các triệu chứng chính của rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ bao gồm ngủ không ngon, buồn ngủ vào ban ngày, thường xuyên thức giấc và cử động nhịp nhàng liên quan đến 1 hoặc cả 2 chân trong khi ngủ. Các đặc trưng của rối loạn chuyển động chân tay định kỳ như sau:
- Liên quan đến một hoặc cả hai chân, biểu hiện siết chặt, uốn cong hoặc gập đầu gối, mắt cá chân hoặc ngón chân cái;
- Xảy ra trong giấc ngủ không REM, thường là nửa đầu của đêm;
- Cuối cùng hai giây một lần và lặp lại sau mỗi 5 đến 90 giây ít nhất 15 lần mỗi giờ.
Các cử động chân của rối loạn chuyển động chân tay định kỳ có thể thay đổi về bản chất từ đêm này qua đêm khác, từ nhẹ đến nặng. Đôi khi, rối loạn chuyển động cũng có thể liên quan đến hông và cánh tay trên.
4. Rối loạn chuyển động chân tay định kỳ được chẩn đoán như thế nào?
Người mắc rối loạn chuyển động chân tay định kỳ có thể không nhận thấy ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bản thân. Tuy nhiên, trên thực tế, người ngủ cùng họ thường bị gián đoạn giấc ngủ do các cử động bất thường này. Do đó, người mắc phải mới tìm cách điều trị sau khi người ngủ chung than phiền.
Khi đi khám, người bệnh sẽ được xác định các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra bệnh như thiếu sắt hoặc bệnh tiểu đường. Đồng thời, bác sĩ cũng cần khai thác tiền sử y tế cá nhân và gia đình, bất kỳ loại thuốc nào đang dùng cũng như thói quen ngủ và lối sống hiện tại. Xét nghiệm máu và nước tiểu cũng có thể chỉ định để chẩn đoán.
Nếu các cử động chân được nghi ngờ nhiều đến rối loạn chuyển động chân tay định kỳ, người bệnh sẽ được thực hiện thăm dò khi ngủ qua đêm. Khi đó, nhịp thở sẽ được theo dõi (để loại trừ chứng ngưng thở khi ngủ), cử động chân và các yếu tố quan trọng khác. Nếu cử động chân diễn ra ít nhất 15 lần mỗi giờ, chẩn đoán rối loạn chuyển động chân tay định kỳ sẽ được xác định.
5. Các cách điều trị rối loạn chuyển động chân tay định kỳ
Các trường hợp mắc phải rối loạn chuyển động chân tay định kỳ thứ phát có thể biến mất nếu vấn đề cơ bản được giải quyết.
Ngược lại, cho đến nay vẫn chưa có cách chữa trị hiệu quả các trường hợp rối loạn chuyển động chân tay định kỳ nguyên phát. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị nâng đỡ có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng và giúp cải thiện giấc ngủ. Các bệnh pháp điều trị rối loạn chuyển động chân tay định kỳ nguyên phát bao gồm:
- Thay đổi lối sống: Các trường hợp rối loạn chuyển động chân tay định kỳ từ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống để cải thiện giấc ngủ, chẳng hạn như bổ sung thêm sắt vào chế độ ăn uống hằng ngày. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khuyên nên giảm hoặc bỏ thói quen sử dụng caffein, rượu. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng như các bài tập thở sâu, thiền hoặc yoga cũng đem lại hiệu quả.
- Thuốc: Trong trường hợp rối loạn chuyển động chân tay định kỳ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm triệu chứng hoặc giúp người bệnh ngủ qua cơn. Các loại thuốc điều trị bao gồm Benzodiazepin, Melatonin, tác nhân Dopaminergic, Gabapentin và chất chủ vận GABA.
Tóm lại, rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ là tình trạng đặc trưng bởi các cử động lặp đi lặp lại chi trong khi ngủ. Việc hiểu rõ và điều trị những ảnh hưởng của rối loạn chuyển động chân tay định kỳ sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Nguồn tham khảo: sleepfoundation.org, medicalnewstoday.com, healthlinkbc.ca, ncbi.nlm.nih.gov, webmd.com
- Công dụng thuốc Sifrol
- Hội chứng chân không yên là gì? Biểu hiện thế nào?
- Nguy cơ mắc hội chứng chân không yên ở bà bầu