17-01-2024 13:03

Rối loạn ăn uống ở trẻ em

Rối loạn ăn uống ở trẻ em

Những thay đổi về thể chất, cân nặng hay những áp lực, stress trong cuộc sống và học tập gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và hành vi ăn uống, tạo ra chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em. Bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

1. Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?

Rối loạn ăn uống ở trẻ được định nghĩa là tình trạng trẻ gặp vấn đề về cách ăn uống liên quan về mặt tâm lý, không phải do thức ăn. Bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm xúc và mối quan hệ của trẻ.

Rối loạn ăn uống ở trẻ em có tỷ lệ mắc cao đối với trẻ độ tuổi thiếu niên, trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều. Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em ở độ tuổi dưới 12 mắc bệnh lý này đang có xu hướng tăng lên đáng kể.

Chứng rối loạn ăn uống đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ, vì bệnh lý gây ảnh hưởng lâu dài đến quá trình tăng trưởng, phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Các biểu hiện của bệnh không giống như quấy khóc, kén ăn, biếng ăn... và cũng khó chẩn đoán ở giai đoạn trẻ nhỏ tuổi bởi cân nặng và chế độ dinh dưỡng của trẻ là khác nhau ở từng giai đoạn.

Cùng với sự phát triển của xã hội với nhiều thông điệp trái ngược về chế độ ăn, chế độ luyện tập thể dục, cân nặng hợp lý... làm tăng áp lực lên trẻ em, điều này dẫn đến những suy nghĩ không phù hợp với độ tuổi mà tiêu biểu là vấn đề cân nặng. Nhiều nghiên cứu cho thấy hơn một nửa trẻ em độ tuổi tiểu học của Úc muốn giảm cân và 80% các bé gái ở giai đoạn 10 tuổi tại Mỹ đã bắt đầu tập ăn kiêng.

Triệu chứng của rối loạn ăn uống được thể hiện qua việc trẻ thay đổi thái độ và hành vi đối với thức ăn, điều này cũng phản ánh các vấn đề về tâm lý mà trẻ đang gặp phải như bị trêu chọc, lạm dụng, trầm cảm, bị bắt nạt...

2. Nguyên nhân rối loạn ăn uống ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em. Nhiều nghiên đã chỉ ra rằng một số yếu tố có thể là tiền đề gây ra bệnh lý như di truyền, môi trường, các sự kiện gây căng thẳng... Theo đó, các yếu tố cụ thể có thể kể đến như sau:

  • Trẻ có bề ngoài không được thu hút hay trẻ tự ti về vẻ bề ngoài;
  • Trẻ luôn đề cao vấn đề về cân nặng và ngoại hình;
  • Trẻ thường xuyên tập luyện các môn thể thao tập trung vào cân nặng như múa ba lê, thể dục dụng cụ, đấu vật, trượt băng...
  • Người thân trong gia đình từng mắc chứng rối loạn ăn uống;

Trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế...

rối loạn ăn uống
Chứng rối loạn ăn uống đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ

3. Rối loạn ăn uống ở trẻ bao gồm những hình thức nào?

Một số dạng của chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em có thể kể đến như sau:

3.1. Chứng biếng ăn

Trẻ mắc chứng biếng ăn thường ăn rất ít dẫn đến tình trạng thiếu cân. Như đã trình bày ở trên, vấn đề cân nặng thường được quan tâm ở người lớn, nhưng nó cũng đang ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ em, làm cho trẻ có xu hướng sợ hãi về việc tăng cân và biện pháp đơn giản nhất để trẻ thực hiện đó là ăn thật ít.

Chứng biếng ăn sẽ dẫn đến những tác động xấu đối với sự phát triển của trẻ như sau:

  • Trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng;
  • Tụt huyết áp, huyết áp thấp;
  • Nhịp tim không ổn định, tim đập chậm;
  • Trẻ thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt và có thể bị ngất xỉu;
  • Dễ bị các bệnh lý về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi;
  • Còi xương, xương yếu;
  • Tăng trưởng và phát triển chậm, từ đó dẫn đến dậy thì muộn;
  • Trẻ bị mắc các vấn đề về tâm lý như lo lắng, sợ hãi về việc tăng cân; cảm thấy chán nản, cô đơn và có thể xuất hiện các suy nghĩ làm tổn hại bản thân.

3.2. Chứng cuồng ăn

Trái ngược với chứng biếng ăn, trẻ mắc chứng cuồng ăn đồng nghĩa với rối loạn ăn uống vô độ, biểu hiện của trẻ là ăn quá nhiều đồ ăn, ăn nhanh và mất kiểm soát trong việc dừng lại. Trẻ có thể ăn ngay cả khi không đói, trong nhiều trường hợp trẻ có thể tự làm mình nôn ra để ăn tiếp.

Chứng cuồng ăn sẽ dẫn đến những tác động xấu đối với sự phát triển của trẻ như sau:

  • Tăng cân và có thể dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì;
  • Trẻ có nhịp tim không ổn định;
  • Trẻ dễ bị mệt mỏi và có thể bị ngất;
  • Dễ bị buồn nôn, nôn ra máu;
  • Sâu răng, viêm tuyến nước bọt;
  • Tăng nồng độ cholesterol máu, gan nhiễm mỡ;
  • Trẻ có thể bị ngưng thở lúc ngủ;
  • Trẻ bị mắc các vấn đề về tâm lý như lo lắng, trầm cảm, đánh giá thấp bản thân, dễ bị tức giận và mất kiểm soát...
rối loạn ăn uống
Chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em

4. Chẩn đoán và điều trị rối loạn ăn uống ở trẻ

Trong quá phát triển của trẻ nếu cha mẹ nhận thấy con có những dấu hiệu bất thường về hành vi và ăn uống thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Những thay đổi bất thường của trẻ mà các bậc cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Thói quen ăn uống bị thay đổi;
  • Trẻ thường vào nhà vệ sinh trong hoặc ngay sau bữa ăn;
  • Trẻ chỉ thích ăn một mình;
  • Trẻ tăng cường các hoạt động thể chất và luyện tập thể dục các môn thể thao tập trung vào cân nặng;

Đối với chứng cuồng ăn, tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng được xác định gồm triệu chứng cuồng ăn ít nhất một lần trong tuần và kéo dài trong ít nhất 3 tháng, cảm giác không kiểm soát được tốc độ và mức độ ăn uống kết hợp với ít nhất 3 trong số các biểu hiện sau:

  • Ăn nhiều thức ăn và ăn nhanh hơn bình thường;
  • Ăn kể cả khi không thấy đói;
  • Trẻ chỉ thích ăn một mình;
  • Trẻ ăn đến khi cảm thấy no một cách không thoải mái;
  • Trẻ có biểu hiện chán ghét, cảm thấy có tội lỗi sau khi ăn quá nhiều.

Điều trị chứng rối loạn ăn uống ở trẻ được kết hợp bởi bác sĩ, chuyên gia về dinh dưỡng và tâm lý. Phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp để đạt được hiệu quả tốt.

rối loạn ăn uống
Chứng rối loạn ăn uống ở trẻ em gây nên biếng ăn

5. Các biện pháp phòng ngừa chứng rối loạn ăn uống ở trẻ

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp giúp phòng ngừa chứng rối loạn ăn uống ở trẻ như sau:

  • Cha mẹ không nên sử dụng đồ ăn để làm phần thưởng hoặc hối lộ, trừng phạt trẻ;
  • Không tạo áp lực quá lớn cho trẻ;
  • Cha mẹ cũng cần khuyến khích trẻ xem trọng sự khác biệt, không nên quá chú trọng về ngoại hình hay dùng ngoại hình làm thước đo giá trị của con người;
  • Khuyến khích trẻ giao tiếp cởi mở và thể hiện cảm xúc một cách tự do;
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều đồ ăn, thay vào đó cha mẹ nên tạo thói quen giúp trẻ ăn lượng thức ăn vừa đủ, khi cảm thấy no thì dừng lại;
  • Giúp trẻ có nhận thức đúng đắn về thông điệp, hình ảnh được truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
  • Thường xuyên trò chuyện với trẻ: Cha mẹ cần bình tĩnh, ân cần trò chuyện cùng con để giúp trẻ cởi mở và chia sẻ với bạn những vấn đề mà trẻ đang gặp phải;
  • Không so sánh, chỉ trích hay trêu chọc về ngoại hình của trẻ với các bạn đồng trang lứa;

Trường hợp cha mẹ lo lắng và cảm thất bất thường về chế độ ăn uống và cân nặng của trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác và đầy đủ nhất.

XEM THÊM:
  • Ảnh hưởng của chứng cuồng ăn lên răng miệng
  • Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ không?
  • Thuốc nhuận tràng để giảm cân: Chúng có hiệu quả và an toàn không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan