17-01-2024 11:08

Phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối

Phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Chuyên khoa II - Nguyễn Thị Minh Tuyết - Trưởng Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Do sức đề kháng suy yếu nên hệ tiết niệu của bà bầu có thể bị nhiễm khuẩn.

1. Nguy cơ khi phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu

Trong quá trình mang thai, do sức đề kháng suy yếu nên bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của bà bầu đều có thể bị nhiễm khuẩn. Phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể sẽ gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh... Vì vậy, bà bầu cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở thận, gọi là viêm bể thận cấp tính hay nhiễm trùng thận.

2. Tại sao mang thai 3 tháng cuối dễ bị viêm đường tiết niệu?

Ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, tử cung người mẹ thường có xu hướng nghiêng sang phải, đè vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận khiến việc tiểu tiện khó kiểm soát làm ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Bên cạnh đó, phụ nữ có âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia. Thân nhiệt của phụ nữ mang thai cũng thường cao hơn so với bình thường, chứng nóng trong cũng gây nóng rát, đi tiểu buốt, dễ mắc viêm đường tiết niệu hơn.

viem-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-1
Tại sao mang thai 3 tháng cuối dễ bị viêm đường tiết niệu?

3. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu chủ yếu là đi tiểu khó, rất hay buồn tiểu nhưng mỗi lần đi lại ra rất ít, tiểu buốt, đau rát, bệnh nặng có thể tiểu ra máu. Người bệnh thường bị đau, căng ở bàng quang, khó chịu vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, bứt rứt. Nước tiểu ở người bệnh thường đục và có màu hồng (máu lẫn trong nước tiểu).

Nếu người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng đau lưng, buồn nôn, sốt thì có thể vi khuẩn đã vào thận rất nguy hiểm, có thể gây ra các bệnh về thận như viêm thận, suy thận... Lúc này bệnh nhân cần lập tức tới bệnh viện để khám, xét nghiệm và xử lý kịp thời.

4. Phòng bệnh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai

viem-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai-3-thang-cuoi-2
Để phòng tránh và phát hiện viêm đường tiết niệu sớm nhất, phụ nữ mang thai cần thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai

Để phòng tránh và phát hiện viêm đường tiết niệu sớm nhất, phụ nữ mang thai cần thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai

Cách phòng bệnh

  • Để phòng tránh và phát hiện viêm đường tiết niệu sớm nhất, phụ nữ mang thai cần thường xuyên kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên của thai kỳ.
  • Người mẹ cũng nên bổ sung nhiều nước hơn so với bình thường, sử dụng thêm các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Lượng nước cần thiết bà bầu dung nạp vào cơ thể trong quá trình mang thai là khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày.
  • Khi muốn đi tiểu, cần đi ngay. Tuyệt đối không nín tiểu vì sẽ gây ứ đọng nước tiểu làm ảnh hưởng đến thận, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây nguy hiểm cho đường tiết niệu.
  • Bà bầu cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, vệ sinh đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và trú ngụ. Nên làm sạch vùng kín và hậu môn bằng nước sạch sau mỗi lần vệ sinh.
  • Điều trị triệt để các bệnh như viêm âm hộ âm đạo, viêm cổ tử cung để tránh lây sang đường tiết niệu.

Biện pháp điều trị

  • Nếu chẳng may bà bầu mắc bệnh, đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quang, bà bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và thời gian sau cần xét nghiệm lại để có kết quả chính xác.
  • Đối với thể viêm thận, bể thận cấp, thai phụ cần được nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Cần có sự chăm sóc sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai...thường xuyên. Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hướng dẫn cách rặn sinh khi đẻ thường
XEM THÊM:
  • Bà bầu 5 tháng bị viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến em bé không?
  • Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh
  • Sự nguy hiểm của rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan