17-01-2024 12:23

Phẫu thuật lún xương sọ không có chấn thương

Phẫu thuật lún xương sọ không có chấn thương

Lún xương sọ được chẩn đoán khi vị trí của bản ngoài vùng xương sọ bị vỡ lún vào dưới bản trong của xương sọ bình thường. Đây được xem là tổn thương thường gặp trong các chấn thương tại sọ não và phải được xử trí cấp cứu phẫu thuật kịp thời.

1. Lún sọ là gì?

Lún sọ là tình trạng bản ngoài vùng xương sọ bị vỡ lún vào dưới bản trong của xương sọ bình thường. Đây là dạng chấn thương sọ não thường gặp nhất và phải xử trí cấp cứu đúng cách.

Một số thể chẩn thương lún sọ đặt biệt bao gồm:

  • Lún sọ kiểu bóng bàn: Là loại chấn thương thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu tình trạng lún ít thì việc chỉ định phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào xác định liệu có tổn thương rách màng cứng hay tụ máu trọng sọ lớn kèm theo. Nếu tình trạng lún nhiều thì cần phải có can thiệp phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật. Phẫu thuật viên tiến hành khoan 1 lỗ cạnh diện lún xương và sử dụng dụng cụ để nâng những mảnh xương lún lên.
  • Lún sọ tại vùng xoang tĩnh mạch: Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn nếu không có rò dịch não tủy hoặc tắc xoang tĩnh mạch. Nếu xác định có tắc xoang tĩnh mạch thì bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa kịp thời, khi đó sẽ tùy thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương để có thể vá xoang hay thắt xoang tĩnh mạch. Bệnh nhân cần được điều trị thuốc chống đông sau mổ.

2. Chỉ định phẫu thuật lún xương sọ

Phẫu thuật lún xương sọ được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Phẫu thuật được chỉ định khi xương sọ bị vỡ lún sâu hơn bề dày của bản xương sọ từ 5 mm đến 1 cm và không đủ điều kiên để điều trị bảo tồn.
  • Lún sọ kín ở đối tượng trẻ em và có rách màng cứng gợi ý trên chụp cắt lớp vi tính thì cần được chỉ định phẫu thuật nhằm tránh trường hợp vỡ xương tiến triển.
Lún xương sọ
Trong trường hợp bệnh nhân lún xương sọ không đủ điều kiện để bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật

3. Điều trị bảo tồn phẫu thuật lún xương sọ

Không chỉ định phẫu thuật lún sọ bằng phương pháp gặm hoặc nâng vùng xương lún nếu:

  • Bệnh nhân không có các bằng chứng (trên lâm sàng và hình ảnh CT-scan) của việc rách màng cứng như chảy dịch não tủy hoặc có khí nội sọ.
  • Không có dấu hiệu của máu tụ lớn trong sọ.
  • Diện tích vùng xương lún nhỏ hơn 1 cm.
  • Chấn thương không liên quan đến vùng xoang trán.
  • Vết thương không nhiễm bẩn và ít có nguy cơ nhiễm trùng hoặc nằm xa vị trí lún xương.
  • Không ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
  • Bênh nhân có tình trạng quá nặng như sốc do đa chấn thương hoặc bị mất máu quá nhiều.

4. Các bước chuẩn bị phẫu thuật lún xương sọ không có chấn thương

4.1. Phẫu thuật viên chuẩn bị

  • Phẫu thuật viên thần kinh là người thực hiện phẫu thuật
  • Kíp gây mê bao gồm các bác sĩ gây mê, kĩ thuật viên phụ gây mê và các nhân viên trợ giúp
  • Kíp dụng cụ bao gồm dụng cụ viên vòng trong và dụng vụ viên chạy ngoài

4.2. Chuẩn bị bệnh nhân

  • Bệnh nhân được chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ đánh giá toàn trạng và các bệnh lý phối hợp, nuôi dưỡng, cân bằng đủ điều kiện sinh hiệu của bệnh nhân, đảm bảo cho cuộc phẫu thuật an toàn.
  • Bệnh nhân và người thân được giải thích về quá trình phẫu thuật cũng như về tình trạng bệnh của bệnh nhân, về những khả năng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật cũng như tai biến, biến chứng có thể nguyên nhân do chấn thương hoặc tai biến do phẫu thuật.
  • Bệnh nhân được vệ sinh vùng đầu, có thể cạo tóc hoặc không và bắt đầu nhịn ăn uống trước phẫu thuật ít nhất 6 giờ.

4.3. Dụng cụ trong quá trình phẫu thuật

Bộ dụng cụ phẫu thuật cho đại phẫu, một số dụng cụ chuyên về phẫu thuật thần kinh, thuốc và các loại dịch truyền.

5. Các bước tiến hành phẫu thuật lún sọ

Tư thế được lựa chọn tùy theo thương tổn sao cho thích hợp. Bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch kết hợp đặt nội khí quản.

Kỹ thuật thực hiện phẫu thuật lún sọ:

Bước 1: Người bệnh gây mê toàn thân và đặt nội khí quản

Bước 2: Phẫu thuật viên xác định đường rạch da, có thể thực hiện theo vết thương hoặc vết rạch theo hình chữ U bao quanh vùng tổn thương lún xương.

Bước 3: Phẫu thuật viên tiến hành xử lý tổn thương.

  • Sát khuẩn vùng phẫu thuật và trải khăn
    Phẫu thuật viên bóc tách các tổ chức dưới da và tiến hành bộc lộ vùng xương vỡ lún. Cần chú ý bản trong xương bao giờ cũng sẽ lạo vết lún rộng hơn so với bản xương ngoài. Sau đó tiến hành nâng xương vỡ lún và cố gắng bảo tồn màng não. Cần phải lấy các dị vật hoàn toàn.
  • Nếu màng não có tổn thương rách thì cần phải khâu phục hồi tối đa.
  • Các mảnh xương rời cầ được làm sạch và phục hồi lại đúng giải phẫu, trừ trường hợp xương bị chân thương vỡ vụn làm nhiều mảnh.
  • Khâu treo màng cứng và cuối cùng đặt một dẫn lưu ngoài màng cứng.
  • Phẫu thuật viên kiểm tra cầm máu tốt để tránh tụ dịch hoặc tụ máu ngoài màng cứng sau phẫu thuật

Bước 4: Vết mổ được đóng 02 lớp bắt buộc và có thể kèm dẫn lưu

Phẫu thuật lún xương sọ
Khi phẫu thuật lún xương sọ, bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch kết hợp đặt nội khí quản

6. Theo dõi bệnh nhân và xử trí tai biến sau phẫu thuật

Theo dõi bệnh nhân bằng các dấu hiệu toàn thân như nhịp thở, mạch, huyết áp. Tình trạng thần kinh và tri giác của bệnh nhân. Những biến chứng có thể gặp như chảy máu sau mổ, dẫn lưu sọ hoặc viêm màng não (đặc biệt nếu có rách màng cứng kèm theo).

Trong trường hợp nếu có chảy máu thì cần phải mổ lại để cầm máu, truyền máu. Nếu biến chứng động kinh cần sử dụng thuốc điều trị động kinh. Trong trường hợp viêm màng não thì phải chọc dịch, cấy vi khuẩn và điều trị theo kháng sinh đồ.

XEM THÊM:
  • Công dụng thuốc Piracefti 400
  • Trẻ ngã đập đầu xuống đất có nguy hiểm không?
  • Kỹ thuật nào chẩn đoán tình trạng chấn thương sọ não?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan