17-01-2024 11:19

Phân của bé sẽ thế nào khi bắt đầu ăn dặm?

Phân của bé sẽ thế nào khi bắt đầu ăn dặm?

Khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ thường được cho ăn dặm kết hợp với bú sữa mẹ. Theo đó, khi chế độ ăn thay đổi, phân của bé ăn dặm cũng có sự thay đổi về độ đặc, màu sắc và mùi. Vậy phân của bé sẽ thế nào khi bắt đầu ăn dặm?

1. Đặc điểm phân của trẻ sơ sinh

1.1 Phân su của trẻ vừa sinh ra

Một vài ngày sau khi sinh, trẻ sẽ đại tiện phân su. Đây là phân có màu xanh đen, hình dạng và độ kết dính như hắc ín. Nó được tạo thành từ nước ối, chất nhầy và mọi thứ mà bé đã tiêu hóa khi đang ở trong bụng mẹ. Sự xuất hiện của phân su là một dấu hiệu tốt chứng tỏ hệ thống tiêu hóa của trẻ đang hoạt động bình thường.

1.2 Phân của trẻ sơ sinh khi bú mẹ

Sữa non hay sữa đầu của người mẹ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể bé. Sau khi bú mẹ khoảng 3 ngày, phân của trẻ sẽ dần thay đổi. Nó có những đặc điểm như:

  • Kích thước tối thiểu là khoảng 3cm;
  • Màu sáng hơn màu phân su, đổi từ màu xanh nâu sang màu sáng hơn hoặc màu vàng mù tạt. Nếu phân màu vàng thì có thể có mùi hơi ngọt;
  • Phân hơi lỏng, thỉnh thoảng có thể lợn cợn các hạt nhỏ hoặc vón cục.

Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ có thể đại tiện trong khi ăn hoặc sau mỗi lần được cho bú. Trung bình, trẻ sẽ đại tiện 4 lần/ngày trong tuần đầu tiên. Tần suất đại tiện sẽ giảm dần và đường ruột của bé sẽ tự hoạt động theo chu kỳ riêng. Sau đó, cha mẹ có thể thấy trẻ đi đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày.

Sau một vài tuần đầu đời, một số trẻ chỉ đại tiện vài ngày một lần hoặc 1 tuần 1 lần. Miễn là phân của bé mềm và đi tiêu dễ dàng thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Chu kỳ đi đại tiện của bé có thể thay đổi khi: Được cho ăn dặm, bé cảm thấy không khỏe hoặc bú ít hơn.

Nếu bú sữa công thức thay vì sữa mẹ, phân của trẻ có thể có những điểm khác so với trẻ bú mẹ như:

  • Kích thước phân to hơn so với phân của trẻ bú mẹ vì sữa công thức không thể được cơ thể tiêu hóa hoàn toàn như sữa mẹ;
  • Phân có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng;
  • Phân nặng mùi, giống phân của người lớn;
  • Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn so với trẻ bú mẹ.

Khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, phân của bé thường trở nên sẫm hơn, giống bột hồ và cũng nặng mùi hơn. Khi chuyển cho trẻ từ bú sữa mẹ sang sữa công thức, cha mẹ nên cố gắng kéo dài thời gian chuyển đổi (tốt nhất trong khoảng vài tuần) để hệ tiêu hóa của trẻ có thể thích nghi tốt hơn, tránh bị táo bón. Quá trình này cũng làm giảm nguy cơ đau, sưng, viêm ngực cho mẹ. Khi đã thích nghi với việc bú sữa công thức, trẻ có thể sẽ có chu kỳ đại tiện khác.

XEM THÊM: Theo dõi màu và mùi của phân có thể đoán bệnh của trẻ

phân của bé ăn dặm
Phân của trẻ sơ sinh khi bú mẹ sáng hơn màu phân su

2. Phân của trẻ ăn dặm như thế nào?

Khi thay đổi chế độ ăn, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi về độ đặc, màu sắc và mùi. Khi ăn dặm, phân của trẻ thường có kết cấu chắc hơn. Ngoài ra, vì có thêm đường và chất béo nên mùi của phân cũng sẽ khó ngửi hơn.

Màu phân của bé ăn dặm phụ thuộc vào loại thực phẩm được bổ sung cho trẻ. Nếu trẻ ăn rau xanh thì phân có thể có màu xanh sẫm. Nếu trẻ ăn cà rốt thì phân có thể có màu vàng đỏ. Cha mẹ không cần lo lắng nếu phát hiện có những mẩu thức ăn bị đẩy ra cùng phân vì đường tiêu hóa của bé chưa trưởng thành nên cần thêm thời gian để học được cách tiêu hóa hoàn toàn các loại thức ăn.

Phụ huynh cần chú ý, nếu phân của bé ăn dặm quá lỏng, nhiều nước hoặc có nhầy mũi thì đồng nghĩa với tình trạng hệ tiêu hóa đang bị kích thích. Lúc này, cha mẹ nên giảm lượng thức ăn đặc cho bé, đợi thêm một thời gian để trẻ có thể dung nạp được thực phẩm tốt hơn.

phân của bé ăn dặm
Màu phân của bé ăn dặm phụ thuộc vào loại thực phẩm được bổ sung cho trẻ

3. Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

  • Thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ hoặc sữa công thức - nguồn thực phẩm bổ dưỡng và cân bằng. Vì vậy, cha mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm từ từ để nguồn thức ăn đặc không thay thế nguồn sữa mẹ quá sớm;
  • Nên cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể trẻ chỉ ăn được 1 - 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra thích thú, trong những bữa tiếp theo, cha mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm cho tới khi bé ăn được khoảng 50 - 100ml thức ăn/lần;
  • Trong năm đầu đời của trẻ, cha mẹ nên tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa và số bữa trong ngày của trẻ. Bắt đầu ăn dặm 1 bữa/ngày rồi cứ 2 tháng lại tăng thêm 1 bữa cho tới khi bé ăn được 3 bữa/ngày;
  • Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, trẻ sẽ bú mẹ hoặc uống sữa ít hơn. Tuy nhiên, vì sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ trong năm đầu đời nên cha mẹ cần chú ý bổ sung đủ cho trẻ. Với trẻ 1 tuổi, nên đảm bảo sữa chiếm khoảng 70% trong khẩu phần ăn.

Quan sát phân của bé ăn dặm sẽ giúp cha mẹ biết được hệ tiêu hóa của trẻ có hoạt động tốt hơn, có cần điều chỉnh gì trong chế độ ăn không,... Nếu phân của trẻ có những dấu hiệu bất thường về độ đặc, màu sắc hay mùi thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được kiểm tra, xử trí kịp thời.

XEM THÊM:
  • Trẻ ăn bổ sung theo từng độ tuổi: Từ 0-6 tháng
  • Thức ăn và đồ uống cho trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi
  • Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 8 sau sinh

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan