17-01-2025 22:01

PHÂN BIỆT HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ TỤT HUYẾT ÁP

PHÂN BIỆT HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ TỤT HUYẾT ÁP

Hạ đường huyết và hạ huyết áp là hai tình trạng bệnh lý về bản chất là khác nhau nhưng có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán. Từ đó có thể đưa đến điều trị sai và làm nặng nề 2 tình trạng này, thậm chí tử vong.

Vậy tụt huyết áp và hạ đường huyết khác nhau như thế nào? Bạn cần hiểu về những 2 tình trạng này là gì.

1. HẠ HUYẾT ÁP LÀ GÌ?

Huyết áp được xác định bởi lượng máu tim bơm và lượng máu cản trở dòng chảy trong động mạch. Huyết áp lý tưởng thường thấp hơn 120/80 mm Hg. Một phép đo huyết áp được tính bằng milimet thủy ngân (mm Hg). Nó có hai số:

  • Huyết áp tâm thu: Số đầu tiên (phía trên) trên máy đo huyết áp điện tử là áp lực trong động mạch khi tim đập.
  • Huyết áp tâm trương: Con số thứ hai (dưới cùng) hiển thị trên máy đo huyết áp điện tử là áp suất trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

Hạ huyết áp là khi huyết áp tâm thu của bạn dưới 90mmHg đối với số nằm ở hàng trên ở máy đo huyết áp điện tử và dưới 60 mmHg đối với số nằm ở hàng dưới của máy đo huyết áp điện tử.

Huyết áp thay đổi trong ngày, thấp nhất vào ban đêm và tăng mạnh khi thức dậy. Một số tình trạng sức khỏe và việc sử dụng thuốc có thể gây ra huyết áp thấp bao gồm:

  • Thai kỳ.
  • Bệnh tim và van tim, suy tim và nhịp tim cực thấp (nhịp tim chậm) có thể gây ra hạ huyết áp.
  • Các bệnh liên quan đến hormone (rối loạn nội tiết)
  • Mất nước
  • Mất nhiều máu
  • Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết)
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ)
  • Chế đô ăn uống thiếu dinh dưỡng

Một số loại thuốc có thể gây ra huyết áp thấp, bao gồm:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp gây tác dụng phụ hạ huyết áp khi dùng quá liều như thuốc lợi tiểu (furosemide, hydrochlothiazide), thuốc chẹn beta (atenolol, propanolol), thuốc chẹn alpha.
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson: ví dụ như pramipexole hoặc những thuốc có chứa levodopa
  • Một số loại thuốc chống trầm cảm ba vòng thường được sử dụng như doxepin và imipramine
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương bao gồm sildenafil (Viagra) hoặc tadalafil đặc biệt khi dùng chung với thuốc tim nitroglycerin

2. HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Trong ngày, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mức đường huyết của bạn sẽ thay đổi hoặc lên hoặc xuống. Điều này là bình thường. Nếu nó thay đổi trong một phạm vi nhất định, bạn có thể sẽ không thể biết được. Nhưng nếu nó đi xuống dưới ngưỡng bình thường và không được điều trị sẽ trở nên nguy hiểm.

Hạ đường huyết là khi mức đường huyết của bạn giảm xuống mức thấp dưới ngưỡng bình thường. Điều này thường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn dưới 70 mg/ dL (<3.9 mmol/L).

Nguyên nhân gây nên hạ đường huyết bao gồm:

  • Nếu bị đái tháo đường, cơ thể bạn có thể không tạo ra insulin (bệnh đái tháo đường loại 1) hoặc có thể kém phản ứng với nó (bệnh đái tháo đường loại 2), bạn có thể dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu. Quá nhiều insulin hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống quá nhiều, gây hạ đường huyết. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu bạn ăn ít hơn bình thường sau khi dùng thuốc tiểu đường thông thường hoặc nếu bạn tập thể dục nhiều hơn mức bình thường.
  • Hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh đái tháo đường ít phổ biến hơn nhiều. Nguyên nhân có thể bao gồm:
    • Thuốc men
    • Uống rượu quá mức
    • Một số bệnh mạn tính: các bệnh gan nghiêm trọng như viêm gan nặng hoặc xơ gan, nhiễm trùng nặng, bệnh thận và bệnh tim tiến triển có thể gây hạ đường huyết.
    • Đói lâu dài
    • Sản xuất thừa insulin: một khối u hiếm gặp của tuyến tụy (insulinoma) có thể khiến bạn sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết.
    • Sự thiếu hụt hormone: một số rối loạn tuyến thượng thận và khối u tuyến yên có thể dẫn đến không đủ lượng hormone nhất định điều chỉnh quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose.

3. SO SÁNH TRIỆU CHỨNG CỦA HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ TỤT HUYẾT ÁP

3.1. Hạ đường huyết

Khi hạ huyết áp bạn có thể:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Buồn nôn
  • Ngất
  • Mất nước và khát bất thường
  • Thiếu tập trung
  • Nhìn mờ
  • Da lạnh, sần sùi, nhợt nhạt
  • Thở nhanh, thở nông

Các triệu chứng có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột xảy ra.

3.2. Hạ đường huyết

Cách cơ thể phản ứng với lượng đường trong máu thấp có thể không giống giữa mỗi người bệnh. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Tim đập nhanh
  • Run tay chân
  • Đổ mồ hôi
  • Bồn chồn hoặc lo lắng
  • Khó chịu hoặc nhầm lẫn
  • Chóng mặt
  • Cảm giác đói
  • Các trường hợp nặng bệnh nhân có thể hôn mê, co giật, thậm chí tử vong

4. SỰ KHÁC NHAU GIỮA HẠ HUYẾT ÁP VÀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Triệu chứng là một cách giúp bạn phân biệt 2 tình trạng hạ đường huyết và hạ huyết áp với nhau, mỗi bệnh có những dấu đặc trưng để phân biệt:

  • Hạ huyết áp: Bệnh nhân có thể có tiền sử uống thuốc hạ áp. Các tình trạng có thể là nguyên nhân với các triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác choáng váng, buồn nôn, ngất, tay chân lạnh.
  • Hạ đường huyết: Bệnh nhân có tiền sử nhịn ăn hoặc bệnh nhân đang sử dụng các thuốc uống hạ đường huyết với các triệu chứng thường gặp: cảm giác đói, run, đổ mồ hôi lạnh, tim nhanh, bồn chồn.

Bạn có thể đo huyết áp và đo đường huyết tại thời điểm xảy ra triệu chứng sẽ giúp người bệnh dễ dàng phân biệt 2 tình trạng này với nhau.

5. CÁCH PHÒNG TRÁNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ TỤT HUYẾT ÁP

Hạ đường huyết và hạ huyết áp là 2 tình trạng thường gặp ở bất cứ độ tuổi nào và có những phương pháp đơn giản bạn có thể áp dụng để phòng tránh.

5.1. Hạ huyết áp

  • Uống nhiều nước, giảm uống rượu: rượu làm mất nước và có thể làm giảm huyết áp, ngay cả khi uống có chừng mực. Nước làm tăng thể tích máu trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng mất nước giúp huyết áp ổn định.
  • Chú ý đến tư thế: Đối với người lớn tuổi, sự điều hòa huyết áp bị suy giảm nhiều, người cao tuổi nên nhẹ nhàng chuyển từ tư thế nằm thẳng hoặc ngồi xổm sang tư thế đứng.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ, ít đường để giúp huyết áp không giảm mạnh sau bữa ăn. Hạn chế thực phẩm giàu tinh bột và đường như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì.
  • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống một hoặc hai tách cà phê hoặc trà có chứa caffein vào bữa sáng. Tuy nhiên, caffeine có thể gây mất nước, vì vậy hãy nhớ uống nhiều nước và các chất lỏng khác không có caffein.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mục tiêu mỗi ngày ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày và ít nhất 150 phút mỗi tuần.

5.2. Hạ đường huyết

Nếu bạn bị tiểu đường cần điều trị bằng insulin, cách an toàn nhất để tránh hạ đường huyết là thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và học cách nhận biết các triệu chứng ban đầu.

  • Bỏ bữa hoặc ăn vặt hoặc ăn ít đường hơn dự định có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Bạn nên cẩn thận khi uống rượu vì nó cũng có thể gây hạ đường huyết, đôi khi nhiều giờ sau khi uống.
  • Bạn cũng nên đảm bảo rằng thường xuyên thay đổi vị trí tiêm insulin vì lượng insulin mà cơ thể bạn hấp thụ có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí tiêm.
  • Luôn mang theo các loại đường tác dụng nhanh bên mình, chẳng hạn như viên nén glucose, một hộp nước ép trái cây (một loại có chứa đường) hoặc một số đồ ngọt trong trường hợp bạn cảm thấy các triệu chứng xuất hiện hoặc mức đường huyết của bạn thấp.
  • Khi hạ đường huyết xảy ra do một bệnh lý cơ bản khác ngoài bệnh tiểu đường, tình trạng đó sẽ cần được điều trị để ngăn chặn tình trạng hạ thấp hơn nữa.

Hạ đường huyết và hạ huyết áp là 2 tình trạng bệnh lý thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Hiểu rõ sự khác nhau có thể giúp chúng ta nhận biết và xử trí đúng. Đối với các tình trạng nặng, bạn cần gặp bác sĩ để nhận sự hỗ trợ và điều trị cần thiết.

XEM THÊM:
  • Cách hạ huyết áp mà không dùng thuốc?
  • Đột ngột hạ huyết áp, choáng, da tái là triệu chứng bệnh gì?
  • Công dụng thuốc Ambelin

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan