Mục lục
Hiện nay, hành vi quấy rối xảy ra ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, khiến mọi người cảm thấy mất an toàn và lo lắng. Hành vi quấy rối xuất hiện có thể bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc quốc gia, tuổi tác, tình trạng khuyết tật hoặc thông tin di truyền. Nếu thấy ai đó bị quấy rối nơi công cộng, chúng ta cần phải làm gì?
1. Quấy rối là gì?
Sự quấy rối bằng lời nói hoặc thể chất để hạ thấp người khác hoặc thể hiện thù địch với 1 người hoặc 1 nhóm người, tạo ra môi trường làm việc và học tập căng thẳng, đáng sợ và đầy xúc phạm.
Có nhiều lý do dẫn đến hành vi quấy rối nơi công cộng. Trong 5 năm qua ở Mỹ, tình trạng quấy rối đối với một số nhóm văn hóa, bao gồm những người thuộc cộng đồng LGBT, người Hồi giáo, người da đen và các nhóm khác đã gia tăng đáng kể. Phụ nữ trẻ là nhóm đối tượng có nguy cơ bị quấy rối cao nhất hiện nay.
>>> Bạn biết gì về liên giới tính ở trẻ?
Hành vi quấy rối nơi công cộng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Bao gồm:
- Đưa ra những nhận xét thô lỗ hoặc xúc phạm;
- Sử dụng những lời nói xấu để xúc phạm về chủng tộc, giới tính, đồng tính luyến ái đối với một người nào đó;
- Có hành vi tình dục không mong muốn;
- Cố tình nói chuyện, làm phiền người khác khi họ không muốn;
- Tùy tiện khai thác, tìm hiểu và lấy thông tin cá nhân của ai đó;
- Theo dõi ai đó;
- Chặn đường đi của ai đó;
- Can thiệp thậm chí xâm phạm không gian riêng tư của ai đó;
- Đụng chạm, véo, nắm, sờ, ấn một bộ phận cơ thể của ai đó khi không được sự đồng ý hay cho phép;
- Chạm vào ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
- Chụp ảnh ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
- Thủ dâm nơi công cộng;
- Trêu chọc, rủ rê hay gạ gẫm ai đó bằng những tiếng ồn khêu gợi;
- Xem tài liệu khiêu dâm nơi công cộng hoặc cho ai đó xem phim khiêu dâm mà không có sự đồng ý của họ.
>>> Làm sao để vượt qua trạng thái stress, căng thẳng?
2. Cách giúp đỡ người khác khi bị quấy rối?
Khi chứng kiến người khác bị quấy rối, bạn cần phải làm như thế nào để giúp đỡ họ? Tùy vào hoàn cảnh và tình hình thực tế, bạn phải đánh giá khả năng và chọn phương án tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý về cách bạn có thể trợ giúp những người bị quấy rối:
2.1 Làm cho đối tượng gây rối biết rằng bạn nhìn thấy những gì đang xảy ra
Nhìn trực tiếp kẻ quấy rối, giao tiếp bằng mắt hoặc tiến lại gần người bị quấy rối. Nếu bạn cảm thấy tình hình đủ an toàn, trong khả năng kiểm soát, hãy chen ngang vào giữa kẻ quấy rối và người bị chúng quấy rối.
- Nói chuyện với người bị quấy rối: Tìm cách lại gần, ngồi hoặc đứng cạnh họ và bắt đầu bất kỳ cuộc trò chuyện thân thiện nào với họ. Hãy cho họ biết bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Cố gắng phớt lờ kẻ quấy rối. Trong một số trường hợp, điều này có thể làm xoa dịu tình hình, thay đổi cục diện và khiến kẻ quấy rối bỏ đi.
>>> Quan hệ tình dục ở người đồng tính nữ: Những điều cần biết
- Trả lời trực tiếp: Nếu bạn kiểm soát được tình hình, cảm thấy an toàn, hãy trực tiếp đối diện với kẻ quấy rối. Đơn giản chỉ cần nói điều gì đó như "điều đó không hay ho" hoặc "hãy để cho mọi người yên". Điều này đôi khi có thể giúp ích, nhưng cũng có khả năng gây ra xích mích hoặc căng thẳng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc đánh giá tình hình và đưa ra quyết định có can thiệp trực diện hay không phụ thuộc rất nhiều vào bạn.
- Đưa ra đề xuất, không phải đòi hỏi: Chờ đợi và tạo cơ hội để người bị quấy rối có thể tự kiểm soát tình hình. Đưa ra các đề xuất với họ như "bạn có muốn tôi giúp gì cho bạn không?" hoặc “tôi có thể ngồi cạnh bạn lúc này được không?” và yên lặng, để họ cảm thấy an toàn, tin cậy và nhẹ nhõm.
- Đánh giá mức độ an toàn: Xem liệu có nơi nào an toàn hơn mà bạn có thể đưa người bị quấy rối đến. Bạn có thể xem xung quanh mình có ai khác có thể giúp đỡ hay không.
>>> Vì sao có cảm xúc giận dữ?
- Ghi lại tình huống: Nếu có thể, hãy ghi lại tình huống. Chụp ảnh hoặc quay video bằng bất cứ phương tiện nào mà bạn có ngay thời điểm ấy. Hỏi người bị quấy rối xem có thể quay phim, ghi hình lại sự việc được không. Điều này có thể giúp ích sau này nếu sự việc trở nên nghiêm trọng, cần sự vào cuộc của luật pháp và người có thẩm quyền.
- Báo cáo sự việc: Sau khi mọi việc kết thúc, có thể báo cáo những gì đã xảy ra cho các tổ chức có thẩm quyền tại địa phương liên quan đến quấy rối nói chung hoặc cho các tổ chức bảo vệ quyền lợi của con người nói riêng. Ví dụ: nếu ai đó bị quấy rối vì vấn đề chuyển giới, bạn có thể báo cáo điều gì đã xảy ra với một tổ chức LGBT để được bảo vệ và giúp đỡ.
- Kiểm tra: Trong hoặc sau khi sự việc xảy ra, hãy kiểm tra tình trạng người đang bị quấy rối và đảm bảo rằng họ đang ổn về mặt tâm lý cũng như thể xác.
>>> Làm sao để kiểm soát cảm xúc tiêu cực?
2.2 Không nên làm gì khi thấy ai đó bị quấy rối?
Phải tránh những điều sau đây khi muốn giúp đỡ ai đó đang bị quấy rối:
- Đừng là người ngoài cuộc im lặng: Nếu chứng kiến sự việc mà quay đi coi như không thấy gì, là bạn đang tiếp tay cho hàng loạt các hành vi quấy rối nơi công cộng. Nếu bạn không cảm thấy đủ an toàn để nói bất cứ điều gì, ít nhất hãy tiến lại gần người bị quấy rối và cho kẻ quấy rối biết bạn đang nhìn thấy họ.
>>> Danh sách các cảm xúc: 54 cách để nói những gì bạn đang cảm thấy
- Đừng đổ lỗi cho nạn nhân: Tránh phán xét. Đừng nói với nạn nhân những gì họ có thể đã làm để tránh tình huống không may xảy ra. Ví dụ, đừng đổ lỗi cho ai đó bị quấy rối tình dục vì họ mặc quần áo hở hang. Mọi người không đáng bị quấy rối vì bất kể lý do hay lựa chọn nào của họ.
- Đừng kiểm soát: Tôn trọng và để người bị quấy rối tiếp tục đưa ra lựa chọn của riêng họ về cách đối phó với tình huống nếu hợp lý.
Tóm lại, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hành vi quấy rối. Trong trường hợp bạn là người chứng kiến thì đừng vô tâm bỏ đi mà hãy tìm cách để giúp đỡ họ thoát khỏi hành vi quấy rối một cách an toàn nhất.
Nguồn tham khảo: webmd.com
- Những thông tin sai lệch về tinh trùng X và Y
- Rối loạn giới tính ở trẻ: Những điều cần biết
- Bạn biết gì về giới tính và chuyển giới?