Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Nhật An - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Trẻ được cho là hay ốm vặt nếu hầu như tháng nào cũng ốm và thường xuyên phải dùng đến thuốc. Bạn có thể cho rằng tình trạng này là do cơ địa của trẻ nhưng thực chất trẻ hay bị ốm vặt đều có nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên chính là do hệ miễn dịch của trẻ kém do bị các bệnh về nhiễm trùng, hoặc do dùng nhiều thuốc kháng sinh...
Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng hay bị ốm. Thường gặp là các bệnh đường hô hấp như ho sốt, sổ mũi, viêm họng... mà trong dân gian gọi là “ốm vặt”. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên bị cảm cúm, viêm họng... thì đây là một dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ kém.
Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Sau khi chào đời, trẻ sẽ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Cùng với quá trình trẻ lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ sẽ dần dần được hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị tác động từ những thay đổi ở môi trường bên ngoài. Với những trẻ có hệ miễn dịch kém tức là có ít khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài thì sẽ hay bị ốm hơn.
Thậm chí, khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm hơn như bệnh bạch hầu, ho gà, lao, sốt xuất huyết, uốn ván...
Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Nhật An - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, hệ miễn dịch là "rào chắn" giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng có hại. Đối với trẻ hay ốm vặt, có rất nhiều cách để cải thiện sức đề kháng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Trước tiên, cần lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc và tiêm phòng cúm hàng năm.
Bổ sung kẽm có thể qua thực phẩm giàu kẽm hoặc các loại thực phẩm chức năng. Bố mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày của con, ăn đa dạng thực phẩm là có thể yên tâm bé nhận đủ lượng kẽm cần thiết trong 1 ngày do cơ thể có chức năng tổng hợp các vitamin và các vi chất mà cơ thể đang cần hoặc đang thiếu hụt.
Trong một số trường hợp bé cần bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Bố mẹ nên tư vấn ý kiến của Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được liều lượng kẽm mà bé nên được bổ sung qua thực phẩm chức năng.
Có thể thấy thiếu kẽm gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe, vì thế bạn cần duy trì cho trẻ một chế độ ăn lành mạnh cùng lối sống khoa học để đảm bảo sức khỏe luôn được cân bằng.
- Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu kẽm
- Thiếu kẽm: Dấu hiệu và chẩn đoán