17-01-2025 22:05

Nong xương, Ghép xương, Nâng xoang là gì?

Nong xương, Ghép xương, Nâng xoang là gì?

Nếu mất răng quá lâu, viêm nha chu hay chấn thương... dẫn đến tiêu xương, kích thước của xương hàm hạn chế, sóng hàm mỏng khiến cho việc cấy ghép implant không thành công thì bạn cần phải tiến hành nong xương, ghép xương hay nâng xoang trước khi tiến hành đặt implant.

1. Phương pháp nong xương

Nong xương là một kỹ thuật làm rộng sống hàm theo chiều ngang. Kỹ thuật này chỉ thực hiện trong trường hợp chiều ngang sống hàm thiếu <2mm, trường hợp thiếu nhiều, co thắt dẹt thì không nên thực hiện.

Mục đích nong xương là để tăng thể tích xương tại vị trí cấy implant, đem lại kết quả hoàn hảo nhất.

2. Phương pháp ghép xương

2.1. Ghép xương là gì?

Trường hợp muốn cấy implant thì phải đủ xương, tuy nhiên nếu xương hàm không đủ thể tích thì phải dùng chính xương của bạn hoặc xương bột nhân tạo, kết hợp với màng sinh học hoặc kỹ thuật PRF giúp tăng thể tích sống hàm để cấy ghép implant, đó gọi là ghép xương.

Trong quá trình thực hiện ghép xương, bạn sẽ không cảm thấy đau do có thuốc tê tại chỗ. Tuy nhiên, khi hết thuốc tê bạn có thể bị sưng, đau. Quá trình ghép xương thường diễn ra 10 – 15 phút cho một đơn vị răng implant.

Ghép xương trong cấy ghép răng implant
Ghép xương trong cấy ghép răng implant

2.2. Các phương pháp ghép xương

  • Nong xương – chẻ xương: Nong, chẻ xương áp dụng cho những trường hợp xương đủ chiều cao nhưng hẹp chiều rộng. Khi thực hiện phương pháp này, cần cắt phần đỉnh sống hàm nhọn, để lại phần xương có chiều rộng 4 – 5 mm.
  • Ghép xương nhân tạo: Mức độ tạo xương khi ghép xương ở phương pháp này là 1mm cho mỗi tháng. Xương nhân tạo sẽ được đặt vào vùng xương hàm bị tiêu và phủ lên trên bằng 1 loại màng để cố định lớp xương bên dưới.
  • Ghép xương tự thân: Phương pháp này sử dụng khi vùng mất xương quá lớn, xương tự thân chính là xương lấy từ chính trên cơ thể bệnh nhân, ở những vùng an toàn.

3. Phương pháp nâng xoang

3.1. Nâng xoang là gì?

Nâng xoang là quá trình ghép xương chuẩn bị cho việc đặt implant. Nâng xoang trong trường hợp cấy ghép cho vùng răng hàm trên, đặc biệt là các răng số 4,5,6,7. Việc nâng đáy xoang hàm lên với mục đích tăng chiều cao xương lên phía trên. Nếu không nâng xoang để cấy implant có thể gây thủng xoang hàm hoặc nhiễm trùng xoang.

Tuy nhiên, trường hợp nâng xoang chỉ khi khoảng cách từ đỉnh sống hàm đến đáy xoang nhỏ hơn 8mm.

Nâng xoang kín
Hình ảnh nâng xoang kín

3.2. Các phương pháp nâng xoang

  • Nâng xoang hở: Phương pháp này gọi là kỹ thuật nâng xoang qua cửa sổ mặt bên, chỉ định nâng xoang hở trong trường hợp thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn hoặc dịch trong xoang, viêm xoang... Để thực hiện nâng xoang hở, bác sĩ sẽ lật vạt lợi, bóc rộng vạt lợi và tiếp cận thành trước xoang hàm, rồi đục một lỗ đường kính khoảng 10mm và tiến hành bóc màng xoang qua cửa sổ này để nâng đáy xoang lên. Kỹ thuật này dễ thao tác và dễ kiểm soát đáy xoang, tuy nhiên mức độ xâm lấn rộng nên thường sưng đau nhiều sau khi thực hiện.
  • Nâng xoang kín: Đây là kỹ thuật nâng xoang qua vị trí đặt implant. Phương pháp này áp dụng trong những trường hợp chiều cao xương còn lại từ 4 – 8 mm. Đáy xoang hàm thuận lợi. Để thực hiện nâng xoang kín, sau khi khoan lỗ sẽ bóc tách màng xoang ra khỏi đáy xoang, sau đó cho xương nhân tạo qua lỗ này và đặt chân răng implant. Kỹ thuật nâng xoang kín là phương pháp ít xâm lấn nên hạn chế sưng đau.

Vì vậy, nong xương, ghép xương hay nâng xoang là các phương pháp giúp cho việc tiến hành cấy ghép implant trong trường hợp mất răng quá lâu, viêm nha chu hay chấn thương... dẫn đến tiêu xương, kích thước của xương hàm hạn chế, sóng hàm mỏng.

XEM THÊM

  • Mất răng số 6, mất răng hàm lâu năm có thể cấy ghép implant không?
  • Lệch khớp cắn điều trị thế nào?
  • Gói chỉnh nha mắc cài thế hệ mới
XEM THÊM:
  • Nong xương, ghép xương, nâng xoang là gì?
  • Tiêu xương hàm răng gây ảnh hưởng gì?
  • Tiêu xương răng: Những điều cần biết

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan