17-01-2024 11:05

Niềng răng xong có bị hở lợi không?

Niềng răng xong có bị hở lợi không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Nam - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Niềng răng trở thành “phao cứu cánh” cho những ai có những chiếc răng mọc “không đúng” vị trí chuẩn trên cung hàm. Niềng răng giúp bạn có hàm răng đều đẹp hơn, đem lại sự cân đối hài hòa cho khuôn mặt. Tuy vậy, có không ít trường hợp bị hở lợi sau khi niềng răng.

1. Nguyên nhân bị hở lợi sau khi niềng răng?

Hở lợi sau khi niềng răng là tình trạng nhiều người mắc phải, nguyên nhân có thể xuất phát từ đội ngũ bác sĩ nha khoa, người bệnh và quá trình vệ sinh răng miệng trong khi niềng răng. Cụ thể như sau:

1.1. Do đội ngũ nha sĩ

Niềng răng bị hở lợi có thể là do năng lực chỉnh nha của bác sĩ không tốt làm cho quá trình niềng răng tác động tiêu cực lên sức khỏe răng miệng của người bệnh. Ngay từ lần cài niềng, bác sĩ chỉnh nha đã có không có được sự đo lường chuẩn xác về lực tác động lên răng.

Kinh nghiệm về chỉnh nha của bác sĩ chưa đủ để có thể kiểm soát được chính xác lực kéo của từng mắc cài trong mỗi lần siết. Răng đã bị siết quá chặt bởi bộ khí cụ (niềng răng mắc cài, khay trong eCligner). Sự chèn ép quá mức khiến răng yếu đi và phần lợi không còn ôm lấy cổ răng và có xu hướng xa dần so với phía hàm và người bệnh bị hở hợi rất nhiều sau khi niềng.

Ngoài ra, sự bất cẩn của nha kỹ trước khi thăm khám gây ra hệ lụy hở lợi ở người bệnh. Khi răng miệng của bệnh nhân không thực sự tốt hoặc chưa được điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng nhưng bác sĩ vẫn tiến hành niềng răng cũng có thể làm tăng nguy cơ này.

1.2. Do bệnh nhân

Tình trạng hở lợi do niềng răng có thể xảy ra do người bệnh không tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý thay khay niềng răng khiến răng và hàm bị yếu đi.

Người bệnh ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách, cẩn thận sẽ làm tổn thương nha chu và gây ra tình trạng hở lợi.

Một số, sự sai lệch trong thời gian niềng răng đã không được điều chỉnh một cách kịp thời và chính xác nhất cũng là một trong những nguyên nhân gây hở lợi sau khi niềng răng.

niềng răng
Kinh nghiệm chỉnh nha không tốt sẽ gây hở lợi sau khi niềng răng

2. Niềng răng xong bị hở lợi phải làm sao?

Niềng răng xong bị hở lợi là tác dụng phụ không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp này bạn cũng không nên quá lo lắng mà cần phải giữ bình tĩnh đến gặp nha sĩ để được điều trị. Hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật, niềng răng xong bị hở lợi hoàn toàn có thể điều trị được. Để khắc phục tình trạng này, có một số phương pháp được áp dụng phổ biến như: phẫu thuật nâng cơ môi, phẫu thuật cắt lợi, phẫu thuật xương hàm. Trong đó:

  • Phẫu thuật nâng cơ môi nhằm điều chỉnh cơ môi để làm giảm lực kéo khi cười, môi sẽ không bị kéo quá nhiều, cải thiện tình trạng lộ lợi.
  • Phẫu thuật cắt viền lợi kết hợp làm dài thân răng được áp dụng trong trường hợp lợi quá phát triển, đồng thời thân răng ngắn.
  • Phẫu thuật xương hàm được tiến hành cắt tiền định hàm, đẩy hàm lùi vào trong và lên trên. Sau đó, cố định lại bằng vít titan. Phương pháp này được chỉ định khi cả lợi và xương ổ răng phát triển quá mức.

Ngoài các phương pháp khắc phục tình trạng hở lợi sau niềng răng, bạn cũng nên chủ động phòng ngừa tình trạng trên bằng cách:

  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của nha sĩ và trở lại thăm khám đúng kỳ.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có độ cứng.
  • Chủ động vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách

  • Không tự ý thay khay tại nhà, bởi đây có thể là nguyên nhân gây hở lợi sau khi niềng răng.
  • Nhanh chóng thông báo cho bác sĩ nha khoa bất cứ một sai lệch nào về sự dịch chuyển của răng cũng như cảm thấy răng xa dần nướu sau một thời gian niềng
Vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng đến thời gian niềng răng
Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi niềng răng

Niềng răng chính là một phát minh vĩ đại, mang đến các lợi ích tuyệt vời cho những ai đang gặp khó khăn vì hàm răng không được như ý, đặc biệt là niềng răng trong suốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như lệch mắc cài, hở lợi,... Do đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng trước, trong và sau khi niềng răng thì bạn nên cân nhắc lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thực hiện niềng răng.

XEM THÊM:
  • Niềng răng có mấy giai đoạn?
  • Có thể chỉ niềng 2 răng cửa được không?
  • Niềng răng trong suốt invisalign và những điều cần biết

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan