Mục lục
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ CKII Nguyễn Khánh Nam - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Niềng răng là sự tác động của mắc cài và khay nắn chỉnh đến răng để răng di chuyển về đúng vị trí đã xác định trước đó. Sự tác động này khiến nhiều người lo ngại về sự yếu dần của răng trong quá trình niềng. Vậy niềng răng có làm răng yếu đi không?
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng đang trở thành “cứu cánh” cho những ai có có vấn đề về răng miệng như: răng khấp khểnh, răng hô, răng mọc lệch lạc, răng mọc chen chúc, răng vẩu,... Không chỉ khắc phục được những tình trạng trên bằng cách sắp xếp lại răng ngay ngắn trên cung hàm, niềng răng còn đem lại nụ cười tươi sáng. Đây là phương pháp tác động đến răng an toàn, không xâm lấn hay làm tổn thương mô nướu xung quanh răng.
Niềng răng phù hợp và an toàn với hầu hết mọi người, đặc biệt đối với những ai có nhu cầu khắc phục những nhược điểm của hàm răng, giao tiếp nhiều và thường xuyên đi du lịch.
Với sự phát triển của kỹ thuật, niềng răng có nhiều lựa chọn cho người sử dụng phục thuộc vào nhu cầu, chi phí và tình trạng răng của mỗi người. Tuy nhiên, niềng răng có nhiều vấn đề khiến người dùng băn khoăn.
2. Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Sự tác động của mắc cài, khay niềng vào răng khiến nhiều người lo lắng về sự yếu đi của răng khi thực hiện niềng răng. Đặc biệt, đối với những người có hàm răng phức tạp, niềng răng cần phải đi liền với nhổ răng để niềng răng đạt hiệu quả. Thực tế niềng răng không làm răng yếu đi, trừ khi tay nghề bác sĩ không cao, kỹ thuật không tốt, vật liệu không đạt chuẩn thì răng có thể sẽ bị yếu đi.
Do vậy để trả lời cho câu hỏi: “ Niềng răng có làm răng bị yếu đi không” thì phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ cùng như vật liệu sử dụng. Ngoài ra, niềng răng đạt hiệu quả không còn phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng thực tế của bác sĩ khi điều chỉnh lực kéo.
Còn nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình, người bệnh tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì răng không những đều đặn trở lại mà còn chắc khỏe như lúc ban đầu. Bởi niềng răng chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao và có kinh nghiệm.
Như vậy, có thể kết luận để quá trình niềng răng đạt hiệu quả và không gây ra những tác dụng phụ như răng yếu đi thì bạn nên chọn những cơ sở, phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng.
Khi lựa chọn được phòng khám chất lượng và tay nghề bác sĩ cao kết hợp với việc người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì niềng răng sẽ đạt hiệu quả. Hơn nữa, sau khi niềng răng, hàm răng sẽ giúp tăng lực nhai khi khớp cắn giữa hai hàm khít sát với nhau, từ đó khuôn mặt trở nên hài hòa hơn.
3. Khi nào răng yếu đi khi niềng?
Răng có thể bị yếu đi nếu bác sĩ nha khoa và cả người sử dụng mắc lỗi cả trước trong và sau khi niềng răng. Cụ thể:
3.1. Trước khi niềng răng
- Thông thường, trước khi tiến hành niềng răng, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp để chẩn đoán hình ảnh về tình trạng răng như: thăm khám, chụp phim X-quang răng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chẩn đoán sai sẽ dẫn đến sai lầm về phác đồ điều trị cũng như làm yếu răng. Do đó trách nhiệm này sẽ thuộc về bác sĩ nha khoa. Bác sĩ cần chụp phim và chẩn đoán bệnh kỹ càng đề đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.
- Nếu trước khi niềng răng, các bệnh lý của răng không được điều trị hoặc điều trị triệt để sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn tiếp tục sinh sôi gây bệnh lý nặng hơn. Khi chân răng không được mô nướu bảo vệ sẽ khiến răng yếu đi và dễ bị lung lay.
3.2. Trong khi niềng răng
- Những vấn đề trong quá trình niềng răng không được xử lý kỹ lưỡng sẽ gây ra tình trạng răng yếu và lung lay. Ví dụ khi bác sĩ gắn mắc cài không đúng chuẩn, dây thun không tạo ra lực kéo chuẩn khiến răng di chuyển lệch lạc. Ở vị trí lệch lạc cùng với tác động của lực kéo không phù hợp thì răng sẽ bị yếu đi.
- Bác sĩ tác động lực kéo không đủ, khiến răng không thể di chuyển theo dự đoán ban đầu. Càng o ép càng khiến răng ê buốt kéo dài, ảnh hưởng đến việc và ăn nhai cũng như việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Hoặc khi dùng lực quá mạnh, gây tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng bị giảm tuổi thọ, khớp cắn sai lệch nghiêm trọng.
- Thay thun hoặc điều chỉnh lực kéo quá sớm hoặc quá trễ cũng làm cho xương hàm bị suy yếu, tổn thương.
3.3. Sau khi niềng răng
Quá trình chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng vô cùng quan trọng, nó tác động đến sự yếu dần của răng. Do vậy, bạn cần chăm sóc răng miệng, vệ sinh thật tốt để không ảnh hưởng đến sự cứng chắc của răng.
Niềng răng chính là một phát minh vĩ đại, mang đến các lợi ích tuyệt vời cho những ai đang gặp khó khăn vì hàm răng không được như ý. Tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng, tránh trường hợp làm răng yếu đi thì bạn nên chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thực hiện niềng răng.
- Niềng răng trong suốt có phải nhổ răng không?
- Niềng răng xong có bị hở lợi không?
- Bị mất răng số 6 có nên niềng và trồng răng giả không?