17-01-2024 11:09

Những xét nghiệm cần làm sau khi điều trị thai trứng

Những xét nghiệm cần làm sau khi điều trị thai trứng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đa số các trường hợp chửa trứng là lành tính. Trong trường hợp không theo dõi và điều trị tích cực các ca chửa trứng gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới ung thư tế bào nuôi.

1. Điều trị chửa trứng như thế nào?

Đối với thai trứng, bác sĩ sẽ chỉ định nạo hút thai trứng để phòng nguy cơ sảy thai gây băng huyết. Sau 2 – 3 ngày bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại và có thể phải hút lại lần thứ 2 nếu chưa hết trứng. Đồng thời, sau nạo hút thai trứng người bệnh cần phải dùng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân mang thai trứng thường được chỉ định nạo hút thai sớm

Những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc đã có đủ con, không muốn có thêm con nữa có thể lựa chọn phương pháp cắt tử cung toàn phần mà không cần nạo hút thai trứng trước. Phương pháp này giúp giảm nguy cơ chửa trứng biến chứng thành ung thư tế bào nuôi.

Trong trường hợp thai trứng biến chứng thành thai trứng xâm nhập hoặc ung thư nhau thai, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị sau:

  • Hóa trị.
  • Phẫu thuật.
  • Xạ trị.
Chửa trứng
Hình ảnh chửa trứng

2. Các xét nghiệm sau điều trị thai trứng

Sau nạo hút thai trứng, bệnh nhân sẽ được theo dõi ngoại trú và khám định kỳ trong tối thiểu 12-18 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Các xét nghiệm cần được thực hiện là:

  • Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu 2 lần/tuần cho tới khi chỉ số beta HCG trở về bình thường (âm tính – thể hiện tình trạng không có thai).
  • Khi chỉ số beta HCG đã trở về mức cho phép, người bệnh vẫn phải tiếp tục xét nghiệm nước tiểu 4 lần/tuần trong thời gian 6 tháng sau đó. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác và siêu âm nếu cần. Mục đích của việc này là giúp bác sĩ phát hiện, xử lý kịp thời khi xảy ra biến chứng chửa trứng.
Test nồng độ HCG
Xét nghiệm máu để biết nồng độ beta HCG

Lưu ý: những tiến triển bệnh lý không thuận lợi sau nạo hút thai trứng gồm:

  • Tử cung vẫn to, nang hoàng tuyến không mất đi, xuất hiện nhân di căn.
  • Nồng độ beta HCG lần thử sau cao hơn so với lần thử trước.
  • Nồng độ beta HCG sau 3 lần thử liên tiếp không giảm hoặc chỉ giảm dưới 10%.
  • Nồng độ beta HCG >20.000 UI/L sau nạo hút thai trứng 4 tuần.
  • Nồng độ beta HCG >500 UI/L sau nạo hút thai trứng 8 tuần.
  • Nồng độ beta HCG >5 UI/L sau nạo hút thai trứng 6 tháng,

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Với những người có nguyện vọng sinh con: cần có biện pháp tránh thai ngay sau khi điều trị chửa trứng bằng thuốc tránh thai hoặc bao cao su. Trong thời gian theo dõi, bệnh nhân không được có thai. Sau 2 năm theo dõi, nếu không có biến chứng phụ nữ mới nên mang thai lại. Ở lần có thai này, thai phụ cần được khám và theo dõi chặt chẽ, thử beta HCG vào tuần thứ 6 và thứ 10 của thai kỳ.

XEM THÊM:
  • Sau nạo hút thai trứng bao lâu mới được mang thai lại?
  • Thai trứng hình thành thế nào?
  • Thai trứng phải hút mấy lần?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan