Mục lục
Giấc mơ là tập hợp của những ảo giác xảy ra trong một số giai đoạn nhất định của giấc ngủ. Các nhà khoa học đã biết nhiều về vai trò của giấc ngủ trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất, huyết áp, chức năng não và các khía cạnh khác của sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu vẫn khó giải thích mơ nhiều khi ngủ có vai trò gì hay mơ khi ngủ có tốt không.
1. Vai trò của những giấc mơ
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn đồng ý về mục đích của những giấc mơ. Tuy nhiên, có một số niềm tin và lý thuyết về vai trò của những giấc mơ đã được nhìn nhận như sau:
Giấc mơ như một biện pháp trị liệu
Những giấc mơ có thể là cách bộ não đối mặt với cảm xúc trong cuộc sống. Và bởi vì não khi ngủ hoạt động ở mức độ cảm xúc cao hơn nhiều so với khi tỉnh táo, não có thể tạo ra các kết nối liên quan đến cảm giác mà bản thân khi có ý thức sẽ không tạo ra.
Giấc mơ như một cách ứng phó
Một trong những vùng não hoạt động mạnh nhất khi mơ là hạch hạnh nhân. Đây cũng là phần não liên quan đến bản năng sinh tồn và phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy khi đối diện với các căng thẳng, mối đe dọa.
Một giả thuyết cho rằng vì hạch hạnh nhân hoạt động nhiều hơn trong khi ngủ so với khi thức dậy, đó có thể là cách não bộ giúp cơ thể sẵn sàng đối phó với một mối đe dọa phía trước.
May mắn thay, thân não sẽ gửi các tín hiệu thần kinh trong giấc ngủ REM giúp thư giãn cơ bắp. Bằng cách này, người bệnh hoàn toàn không có khả năng bỏ chạy hoặc đánh đấm khi ngủ.
Giấc mơ như một cách thể hiện mơ ước của bản thân
Một lý thuyết giải thích tại sao hay mơ khi ngủ là do bản thân mỗi người luôn có đủ mơ ước, giúp thúc đẩy xu hướng sáng tạo không ngừng. Trong thực tế, có rất nhiều nghệ sĩ có ước mơ với việc truyền cảm hứng cho các tác phẩm sáng tạo. Khi thức tỉnh, một ý tưởng tuyệt vời cho một bộ phim hoặc một bài hát đã ra đời.
Giấc mơ như một trợ lý trí nhớ
Một lý thuyết được phổ biến rộng rãi về mục đích của những giấc mơ là chúng giúp lưu trữ những kỷ niệm và điều quan trọng đã học được vào ban ngày, loại bỏ những ký ức không quan trọng và sắp xếp những suy nghĩ và cảm xúc phức tạp.
Mặc dù vẫn chưa hiểu rõ ràng những giấc mơ ảnh hưởng đến việc lưu trữ và nhớ lại trí nhớ như thế nào, các nhà khoa học đã cho thấy những giấc mơ có thể giúp não lưu trữ thông tin quan trọng hiệu quả hơn đồng thời ngăn chặn các kích thích có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập.
2. Những giấc mơ có thể giải quyết vấn đề gì cho chúng ta?
Không ít lần câu trả lời cho những vấn đề phải đối diện có thể được tìm thấy trong giấc mơ của chính mình. Thật vậy, các nhà nghiên cứu cho biết trong khi ngủ, những giấc mơ có thể đưa ra giải pháp cho những khó khăn trong vòng một tuần sau khi rắc rối bắt đầu.
Trong một nghiên cứu, 470 sinh viên tâm lý học thuộc đại học Canada đã ghi lại những giấc mơ của mình trong một tuần. Các đối tượng cũng đánh giá mức độ nhớ lại giấc mơ cũng như cường độ, cảm xúc và tác động của giấc mơ.
Trong tuần tiếp theo, những người tham gia xem xét kỹ hơn giấc mơ gần đây nhất và ghi nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa giấc mơ với các sự kiện vào một ngày được chọn ngẫu nhiên cho đến một tuần trước giấc mơ. Sau đó, họ cũng đánh giá cả mức độ tự tin khi nhớ lại sự kiện và mức độ liên kết giữa sự kiện và giấc mơ. Tiếp theo, hai giám khảo độc lập sẽ xem xét các giấc mơ và các sự kiện liên quan, quyết định xem các giấc mơ có kết hợp giải pháp cho các vấn đề bắt nguồn từ các sự kiện đó hay không.
Kết luận là những giấc mơ thực sự cố gắng đưa ra các giải pháp. Thế giới trong giấc mơ dường như hoạt động nhanh chóng, đưa ra những hiểu biết sâu sắc và lời khuyên vào đêm sau khi một sự kiện kích hoạt và sáu đến bảy ngày sau đó. Hơn nữa, những giấc mơ còn có vai trò phục vụ các chức năng thích ứng xã hội và cảm xúc.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng đàn ông và phụ nữ hay mơ khi ngủ khác nhau. Ví dụ, phụ nữ trẻ (18 đến 39 tuổi) nhớ lại những giấc mơ thường xuyên hơn nam giới cùng tuổi. Đồng thời, phụ nữ có nhiều khả năng nhớ những giấc mơ của mình hơn sau khi trải qua căng thẳng và mô tả những giấc mơ sống động, ý nghĩa và có vai trò tác động đến cuộc sống hiện thực hơn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng cho biết nội dung giấc mơ còng có xu hướng khác nhau giữa nam giới và phụ nữ.
3. Những điều gì có thể ảnh hưởng đến giấc mơ?
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cơ thể ngay cả khi thức và cả đến giấc mơ:
Tình trạng sức khỏe
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến giấc mơ là ngủ nhiều hay ít. Thiếu ngủ trong một hoặc hai đêm trở lên có thể khiến các bộ phận trong não hoạt động nhiều hơn. Lúc này, bộ não có thể có nhiều giấc mơ sống động hơn nếu đã trải qua một số đêm trằn trọc và cũng có nhiều khả năng nhớ lại những giấc mơ đó hơn.
Phụ nữ khi mang thai thường xuyên có những giấc mơ rực rỡ hơn so với lúc chưa mang thai. Điều này là do tình trạng tăng sản xuất hormone ảnh hưởng đến cách bộ não của sản phụ xử lý suy nghĩ và tràn đầy cảm xúc hơn.
Các rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng, cũng như rối loạn lưỡng cực và các tình trạng liên quan đến tâm trạng khác, có thể gây ra những giấc mơ và ác mộng dữ dội, đôi khi gây ra các xáo trộn trong cuộc sống hoặc hành động tiêu cực. Các loại thuốc điều trị những tình trạng này, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần, cũng có liên quan đến nguy cơ gặp ác mộng cao hơn.
Thức ăn
Không thể phủ nhận bằng chứng rằng thức ăn cũng dẫn đến những giấc mơ tiêu cực hơn hoặc tốt đẹp hơn. Nhưng rõ ràng là có một số loại thực phẩm có thể giúp bản thân ghi nhớ những giấc mơ của mình tốt hơn.
Ví dụ, thực phẩm giàu carb có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng bộ não nhưng sau một thời gian, loại thực phẩm này có thể khiến mọi người dễ cảm thấy thất vọng hơn.
Ngoài ra, các loại thức ăn có tính kích thích như caffeine thường khiến trí não thức giấc suốt đêm có thể khiến người dùng thức giấc thường xuyên hơn trong giai đoạn REM và có thể sẽ nhớ nhiều hơn về những giấc mơ của mình.
Các hoạt động hàng ngày
Cũng giống như giấc ngủ ít hoặc bị gián đoạn thường dẫn đến giấc mơ sống động hơn, một giấc ngủ ngon sẽ giảm bớt những giấc mơ dữ dội sẽ nhớ lại được.
Một nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra rằng cách tốt để ngủ ngon hơn là tập thể dục vào buổi sáng. Chạy bộ hoặc tập luyện tim mạch trước buổi trưa giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Ngoài ra, khi càng có thể giảm căng thẳng trong ngày, mọi người sẽ càng ít có khả năng bị căng thẳng và lo lắng khi đi ngủ. Điều đó sẽ giúp giảm thiểu những cơn ác mộng và giấc ngủ bị gián đoạn mỗi đêm.
4. Làm thế nào để nhớ những giấc mơ của mình mỗi đêm?
Một trong những lý do khiến những giấc mơ khó nhớ lại là do chất hóa học trong não liên quan đến trí nhớ - norepinephrine - và hoạt động điện của não giúp nhớ lại luôn ở mức thấp nhất khi đang mơ. Trên thực tế, nếu có một giấc mơ nhưng không thể thức dậy trong giấc mơ, mọi người sẽ không thể nhớ nó. Những giấc mơ có thể nhớ lại được là những giấc mơ đang diễn ra và thức giấc.
Hai cách để giúp nhớ lại những giấc mơ là tự nói với bản thân khi đang chìm vào giấc ngủ rằng bản thân muốn nhớ lại giấc mơ của mình. Nếu đó là suy nghĩ cuối cùng, người đó sẽ có nhiều khả năng thức dậy với một giấc mơ vẫn còn mới trong ký ức.
Vì việc nhớ lại giấc mơ có thể dễ dàng bị gián đoạn ngay cả khi mất tập trung, mọi người nên cố gắng nhớ thật nhiều giấc mơ của mình ngay khi thức dậy. Trì hoãn việc ngồi dậy, bước ra khỏi giường hoặc chú ý về bất cứ điều gì khác. Cố gắng nắm bắt bất kỳ hình ảnh hoặc kỷ niệm nào đã có được trong giấc mơ, kể cho người khác nghe, mô tả càng chi tiết càng tốt. Một cách nữa là viết lại những gì nhìn thấy trong giấc mơ vào tập giấy cạnh giường hoặc trên điện thoại thông minh sẽ giúp việc hồi tưởng lại sau đó tốt hơn.
Tóm lại, nếu đã từng lo lắng mơ khi ngủ có tốt không thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu biết được hay mơ khi ngủ chỉ là những phản ánh lại thế giới thực tế đang phải đối diện. Hơn nữa, người mơ nhiều khi ngủ đôi khi có thể được giải quyết những khó khăn gặp phải, sắp xếp lại trí nhớ và giải phóng những mong muốn đạt được. Tuy nhiên, mọi người phải đảm bảo vệ sinh giấc ngủ tốt và tránh căng thẳng để hay mơ khi ngủ đem luôn lại nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống thực tại.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
- Ác mộng ở người lớn khi đang ngủ
- Bộ não của bạn sẽ thế nào khi bạn ngủ lơ mơ?
- Trắc nghiệm: Giấc mơ của bạn nói gì về bạn?