Mục lục
Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sức khỏe và sự hình thành não bộ của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ từ các nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Đồng thời, cha mẹ cũng cần biết mỗi ngày trẻ cần bao nhiêu kẽm là đủ, cho trẻ uống kẽm thế nào là phù hợp. Việc tự ý cho trẻ uống thuốc bổ sung kẽm mà không hỏi ý kiến bác sĩ có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
1. Lợi ích của kẽm cho trẻ em
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu và là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho cơ thể trẻ đang phát triển nhanh chóng. Vi chất thiết yếu này liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ em vì vai trò cần thiết để xây dựng các mô mới. Ngoài ra, kẽm cũng cần thiết cho hoạt động của hơn 100 loại enzym khác nhau trong cơ thể và đóng một vai trò trong:
- Tăng cường hệ miễn dịch - Kẽm hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ nên qua đó có thể làm giảm nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng như đường tiêu hóa. Khi lượng kẽm không đủ, chức năng miễn dịch dễ suy yếu và tăng khả năng mắc bệnh.
- Sự phát triển của sụn và xương - Kẽm thúc đẩy sự hình thành collagen để hỗ trợ xây dựng xương và duy trì độ chắc khỏe của xương cũng như sự phát triển và dẻo dai của sụn để khớp khỏe mạnh.
- Chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein - Kẽm cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein và do đó rất quan trọng để hấp thụ tối đa lượng thực phẩm mà trẻ ăn vào.
- Chữa lành các vết thương nhỏ - Kẽm là chất rất cần thiết để chữa lành vết thương. Do đó, kẽm sẽ đặc biệt có giá trị đối với trẻ em vì chúng dễ bị va quệt nhẹ trên da trong quá trình vận động.
- Duy trì cảm giác thèm ăn lành mạnh - Cung cấp đủ kẽm sẽ giúp duy trì cảm giác thèm ăn lành mạnh. Khi thiếu kẽm trong một khoảng thời gian, cơ thể sẽ bị giảm cảm giác thèm ăn, làm giảm hấp thu các chất trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh nhưng lại thường kén ăn.
- Cấu trúc của protein và màng tế bào - Kẽm là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt.
- Hoạt động chống oxy hóa - Kẽm có đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể.
2. Mỗi ngày trẻ cần bao nhiêu kẽm?
Lượng kẽm mà trẻ cần vốn tùy thuộc vào độ tuổi, nhưng trẻ có thể nhận được tất cả lượng kẽm cần thiết mà không sợ thiếu kẽm bằng cách ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Theo đó, chưa có lượng kẽm khuyến nghị cho trẻ dưới 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, cho đến khi trẻ đến sinh nhật lần thứ tư, trẻ nên được bổ sung 3 miligam kẽm mỗi ngày. Trong độ tuổi từ 4 đến 8, trẻ em cần 5 mg kẽm mỗi ngày và từ 9 đến 13 tuổi, trẻ em cần 8 mg kẽm.
Trẻ em gái và trai trong độ tuổi từ 14 đến 18 lần lượt cần 9 miligam và 11 miligam kẽm mỗi ngày.
3. Cách bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ như thế nào?
Lượng kẽm cần thiết cho trẻ theo tuổi hoàn toàn có thể được cung cấp qua chế độ ăn với đa dạng các loại thực phẩm. Tùy thuộc vào nhu cầu ăn uống cụ thể của con bạn, cho trẻ ăn thịt thường xuyên là một trong những cách đơn giản nhất để tăng lượng khoáng chất thiết yếu này cho trẻ. Ăn một hộp sữa chua với các loại hạt thái nhỏ để có một bữa ăn nhẹ giàu kẽm. Cho trẻ uống một ly sữa trong bữa ăn để tăng cường lượng kẽm cho trẻ. Chính vì thế, hầu hết trẻ em không cần bổ sung kẽm một cách đặc biệt.
Các loại thực phẩm tự nhiên giúp cung cấp kẽm tốt cho trẻ nhỏ:
- 1/4 chén đậu trắng với thịt lợn và sốt cà chua: 3,3 mg
- 10 gam thịt bò nấu chín: 3 mg
- 1/2 bánh hamburger: 2,7 mg
- 10 gam bít tết: 2,6 mg
- 1/2 cốc ngũ cốc ăn sáng ăn liền: 2,5 mg
- 10 gam hạnh nhân rang khô: 1 mg
- 1 thìa bơ hạt điều, không thêm muối: 0,8 mg
- 1/4 cốc phô mai tách béo một phần: 0,8 mg
- 1/4 cốc đậu đóng hộp: 0,8 mg
- 1/4 cái đùi gà quay: 0,6 mg
- 5 gam pho mát Thụy Sĩ: 0,5 mg
- 1 thìa bơ hạnh nhân: 0,5 mg
- 1/4 chén đậu phụ sống: 0,5 mg
- 1/4 chén đậu lima: 0,4 mg
- 1/4 ức gà không da: 0,4 mg
- 5 gam phô mai mozzarella hoặc phô mai cheddar: 0,4 mg
- 1/2 cốc sữa: 0,4 mg
Thực thế, lượng kẽm trong một loại thực phẩm sẽ thay đổi đôi chút, tùy thuộc vào nhãn hiệu hoặc loại thịt cũng như cách chế biến. Lưu ý rằng đối với trẻ nhỏ, bơ hạt nên được tán mỏng và các loại thực phẩm khác (như đậu và thịt) nên được nghiền hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để tránh bị nghẹn.
Hơn nữa, trẻ em có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn lượng thức ăn với lượng kẽm tương ứng được trình bày như trên, tùy thuộc vào độ tuổi và sự thèm ăn của trẻ. Theo đó, cha mẹ có thể ước lượng hàm lượng chất dinh dưỡng cho phù hợp.
4. Cho trẻ uống kẽm thế nào?
Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ là một chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày. Nếu cha mẹ muốn bổ sung kẽm cho trẻ từ nguồn vitamin tổng hợp vào chế độ ăn của trẻ nhằm tránh thiếu kẽm, hãy đảm bảo tuân theo liều lượng chính xác và giữ chúng ở nơi an toàn mà trẻ không thể tiếp cận. Quá nhiều kẽm hoặc các chất dinh dưỡng khác có thể gây hại cho trẻ. Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi không nên bổ sung nhiều hơn 7 miligam kẽm. Mức dung nạp trên có thể chấp nhận được là 12 miligam đối với trẻ em từ 4 đến 8 tuổi và 23 miligam đối với trẻ em từ 9 đến 13 tuổi.
Do đó, cha mẹ nên đảm bảo việc cho trẻ uống kẽm thế nào để không vượt quá mức tiêu thụ trên có thể chấp nhận được. Mặt khác, thuốc bổ sung kẽm có thể tương tác tiêu cực với một số loại thuốc hoặc các chất bổ sung khác. Thuốc kháng sinh quinolone hoặc tetracycline, penicillamine, chlorthalidone và hydrochlorothiazide là một số loại thuốc được biết là có tương tác tiêu cực với các chất bổ sung kẽm. Luôn cho bác sĩ biết về các chất bổ sung khác hoặc các loại thuốc mà trẻ đang dùng trước khi cho trẻ bổ sung kẽm.
Chính vì những lý do này, khi muốn bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ cần cân đối bổ sung đồng thời với các vi chất thiết yếu khác. Ví dụ như việc bổ sung các thành phần bao gồm Lysine, kẽm, tinh chất chiết xuất từ gừng, vitamin B và Betaglucan sẽ giúp hoàn thiện vị giác cho trẻ, tăng miễn dịch đường ruột, kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, chuyển hóa thức ăn. Từ đó, giúp trẻ em ăn ngon một cách tự nhiên, an toàn cho sức khỏe trẻ.
Tóm lại, trẻ em cần được cung cấp đủ kẽm để tăng trưởng và phát triển đúng cách. Chất dinh dưỡng này giúp cơ thể tăng sinh tế bào mới, đồng thời cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Mặc dù hầu hết trẻ em đều có thể nhận đủ kẽm chỉ qua chế độ ăn uống, nhưng việc bổ sung có thể hữu ích trong một số trường hợp. Cha mẹ khi bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ cần đảm bảo liều lượng phù hợp, nên nắm vững mỗi ngày trẻ cần bao nhiêu kẽm và cho trẻ uống kẽm thế nào theo ý kiến tham vấn của bác sĩ nhi khoa.
Nguồn tham khảo: healthyeating.sfgate.com - who.int - babycenter.com
- Trẻ nào có nguy cơ thiếu kẽm?
- Bổ sung kẽm an toàn cho bà mẹ và trẻ em
- Lysine là gì? Lợi ích và tác dụng phụ