17-01-2024 13:05

Nhận biết trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh

Nhận biết trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh

Nếu lạm dụng kháng sinh thì có nguy cơ trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh. Tình trạng này đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu nhận biết sớm các dấu hiệu của tình trạng này.

1. Tổng quan về thuốc kháng sinh và chỉ định dùng thuốc

Thuốc kháng sinh là những hợp chất được tổng hợp ly trích từ các vi sinh vật. Nó có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh có tác dụng tốt để điều trị bệnh nếu được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng cách thì thuốc kháng sinh có thể gây ra những nguy hại khôn lường cho sức khỏe.

Theo các bác sĩ, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn chứ không trị được những bệnh gây ra bởi virus. Một số bệnh nhiễm khuẩn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh gồm: Viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng da,...

Tuy nhiên, dù với bất kỳ lý do gì thì các bậc phụ huynh cũng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho bé. Lời khuyên của bác sĩ là chỉ nên dùng kháng sinh để điều trị các bệnh gây ra bởi vi khuẩn. Còn các trường hợp mắc bệnh do nhiễm virus, tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh (trừ khi nhiễm virus có bội nhiễm vi khuẩn).

2. Nhờn thuốc kháng sinh là gì?

Nhờn thuốc kháng sinh là tình trạng vi khuẩn không còn nhạy cảm và không bị tiêu diệt bởi loại kháng sinh đang điều trị. Đây là quá trình diễn ra theo đúng quy luật chọn lọc tự nhiên. Tuy nhiên, tốc độ vi khuẩn kháng thuốc đang gia tăng chóng mặt do sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Việt Nam hiện đang thuộc nhóm quốc gia đứng đầu trên thế giới về tỷ lệ lạm dụng kháng sinh. Tại Việt Nam, thuốc kháng sinh được bày bán tràn lan, bệnh nhân và người nhà có thể tự mua dễ dàng mà không cần đơn thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ. Nhiều trẻ dùng thuốc trong những trường hợp không cần thiết (sổ mũi, ho, sốt, viêm họng,...). Việc lạm dụng thuốc sẽ khiến vi khuẩn quen dần với kháng sinh, lâu dần nó tự sản sinh khả năng đề kháng với thuốc, khiến thuốc không còn tác dụng.

Ngoài ra, tình trạng kháng kháng sinh (nhờn kháng sinh) còn đến từ việc chỉ định sử dụng quá mức (liều cao, phổ rộng, kéo dài,...) hoặc sử dụng kháng sinh không đủ liều. Cách dùng không đủ liều, ngưng thuốc giữa chừng,... có thể khiến các vi khuẩn có sẵn trong người bé dần trở nên kháng thuốc. Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài còn ảnh hưởng tới nhóm lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Cách nhận biết trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh: Trẻ có biểu hiện là dùng thuốc kháng sinh dần trở nên kém hiệu quả, khó điều trị bệnh dứt điểm ngay cả với những bệnh lý đơn giản. Khi tái phát bệnh, trẻ có thể phải dùng loại kháng sinh mạnh hơn, nhiều tác dụng phụ hơn thì mới trị khỏi. Hậu của của nhờn thuốc là rất nghiêm trọng nếu trẻ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi,... Khi vi khuẩn đã kháng thuốc, trị mãi không khỏi thì chỉ những bệnh lý thông thường như ho hoặc một vết trầy nhỏ vì nhiễm trùng cũng có thể khiến trẻ tử vong.

trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh
Nếu lạm dụng kháng sinh thì có nguy cơ trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh

3. Cách phòng ngừa nguy cơ trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh

Các bậc phụ huynh hãy làm theo 5 điều dưới đây để giúp trẻ hạn chế tình trạng bị nhờn kháng sinh:

3.1 Không lạm dụng kháng sinh

Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, kể cả với những bé đã quen dùng kháng sinh trước đây. Một số bệnh phổ thông không cần dùng kháng sinh gồm: Cảm cúm, cảm lạnh, sốt siêu vi và viêm đường hô hấp trên.

Thậm chí, với những trẻ bị viêm phế quản, viêm tai - mũi - họng ở mức độ nhẹ, vẫn ăn uống và vui chơi bình thường, không bị khó thở,... thì cũng không cần vội vàng dùng kháng sinh. Thay vào đó, cha mẹ nên chăm sóc bé tích cực hơn, chườm mát để hạ sốt, làm loãng đờm và giảm ho bằng thảo dược dân gian, cho bé uống nhiều nước và ăn đồ loãng giàu dinh dưỡng,... Các bệnh do virus thường sẽ tự khỏi sau 7 - 10 ngày.

3.2 Không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ

Cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh liều cao, loại mạnh cho trẻ. Khi đưa trẻ đi khám, các bậc phụ huynh không nên yêu cầu bác sĩ kê đơn kháng sinh (nếu không có chỉ định), không tự ý mua thuốc kháng sinh mà chưa được chỉ định. Vì việc dùng nhiều kháng sinh có thể khiến trẻ nhanh nhờn thuốc và làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như miễn dịch yếu, loạn khuẩn đường ruột,...

3.3 Phòng nguy cơ lây lan các bệnh nhiễm khuẩn

Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tan học hoặc sau khi trở về từ các khu vui chơi công cộng,... Việc này giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh truyền nhiễm và hạn chế phải dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, tiêm chủng đầy đủ vắc xin cũng là biện pháp hiệu quả để giúp trẻ tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm.

trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng giúp cải thiện miễn dịch cho bé

3.4 Cải thiện miễn dịch cho bé

Hệ miễn dịch của trẻ sẽ khỏe mạnh nếu được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng một cách cân bằng; ngủ đủ giấc và đúng giờ; vận động tối thiểu 30 phút/ngày ở những nơi không khí trong lành. Trước mỗi đợt thay đổi thời tiết hoặc sau khi ốm, cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung thêm các vi chất tăng cường miễn dịch như kẽm, vitamin C, vitamin E,... để bớt ốm vặt và tránh tái nhiễm bệnh về sau. Đồng thời, vào thời điểm chuyển mùa, cha mẹ nên giữ ấm cho bé, không cho trẻ ăn thức ăn quá lạnh, tránh để bé tiếp xúc với người bệnh, giữ không khí trong nhà luôn lưu thông,...

Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

3.5 Sử dụng kháng sinh đúng cách

Nếu mắc bệnh do vi khuẩn thì trẻ sẽ cần sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều và đủ thời gian dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên cha mẹ không được tự ý giảm liều thuốc của người lớn cho bé. Tùy mức độ nhiễm trùng và chủng vi khuẩn mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại kháng sinh thích hợp cho bé. Cha mẹ cũng chú ý không được tự ý thay đổi thuốc nếu chưa thấy bệnh thuyên giảm và cũng không được tự ý dừng thuốc khi triệu chứng đã giảm bớt,...

Để tránh tình trạng trẻ bị nhờn thuốc kháng sinh, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh cho bé trong bất kỳ trường hợp nào. Khi trẻ mới chớm các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên vệ sinh mũi - họng cho bé bằng nước muối sinh lý và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ một loại thuốc gì. Nếu các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm, phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ.

XEM THÊM:
  • Hậu quả của việc lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Kháng sinh viêm đường tiết niệu cho trẻ em
  • Trẻ viêm tai giữa cấp do phế cầu khuẩn: Biến chứng và giải pháp

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan