Mục lục
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Có nhiều lý do gây ra tình trạng viêm, đau nướu, từ rất nhỏ đến rất nghiêm trọng. Trong số đó, nhiều vấn đề về nướu không gây đau ngay, mà chỉ phát triển âm thầm.
1. Bệnh về răng gây đau, viêm nướu
Các dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm, đau nướu là chảy máu, sưng và đỏ. Bệnh thường xảy ra khi bạn không chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa đúng, đủ hoặc thường xuyên. Người bệnh có thể không cảm thấy đau nướu ở giai đoạn đầu.
Nếu không điều chỉnh thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa tốt hơn, bệnh nướu răng có thể trở nên ngày càng tồi tệ. Theo thời gian, nướu của bạn sẽ bắt đầu tụt ra khỏi răng, tạo ra các túi nhỏ. Những mẩu thức ăn nhỏ có thể mắc kẹt trong đây, gây nhiễm trùng. Hiện tượng này khiến răng bị lung lay hoặc phá vỡ phần xương giữ cố định, dẫn đến mất răng. Ở thời điểm này bạn có thể có hoặc không cảm thấy đau nướu.
2. Loét miệng gây đau, viêm nướu
Còn gọi là nhiệt miệng hay đau đẹn, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, kể cả nướu. Đẹn thường xuất hiện dưới dạng đốm đỏ trong miệng, kèm theo một lớp phủ màu trắng. Mặc dù không có phương pháp điều trị đặc biệt, nhưng vết loét có xu hướng tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Nếu không, hãy đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra.
3. Thuốc lá gây đau, viêm nướu
Nếu hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm “không khói” - như thuốc lá nhai, thuốc ngâm hoặc thuốc hít, bạn có nhiều khả năng bị bệnh răng miệng và viêm nướu.
Thuốc lá không khói thường được đặt giữa má và nướu, vì thế có thể gây hại cho miệng của người sử dụng nhiều hơn thuốc lá truyền thống. Nướu của bạn có thể tụt ra khỏi răng, cũng như hình thành vết loét bên trong miệng và trên nướu. Thậm chí thuốc lá còn có nguy cơ dẫn đến ung thư miệng.
4. Thay đổi nội tiết tố
Đối với phụ nữ, nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến nướu răng vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Ở tuổi dậy thì, máu chảy đến nướu nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy bị sưng, mềm hoặc đau nướu. Nữ giới cũng có thể cảm thấy lợi hơi đau trong kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn đang mang thai, nồng độ hormone tăng cao có thể ảnh hưởng đến nướu của bạn. Hãy trình bày với bác sĩ nếu nhận thấy nướu bị chảy máu hoặc đau.
Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, mức độ hormone lại thay đổi. Điều này khiến nướu răng có thể bị chảy máu, đổi màu, bỏng hoặc đau.
5. Áp xe răng
Khi bạn bị nhiễm trùng chân răng, một túi mủ sẽ được tạo thành, hay còn gọi là áp xe. Những ổ áp xe không phải lúc nào cũng gây hại, nhưng nhiều trường hợp cũng khiến nướu bị sưng tấy. Nếu lợi của bạn bị đau hoặc bị sưng, hãy đến gặp nha sĩ. Bệnh nhân có thể cần lấy tủy răng để điều trị.
6. Ung thư miệng
Khối u ác tính có thể bắt đầu trên lưỡi, trong má, amidan hoặc nướu răng của bạn. Cả người bệnh và nha sĩ đều có thể nhìn thấy, bởi vì ung thư miệng trông giống như một vết loét trong miệng chưa lành. Khối u có thể không gây đau lúc ban đầu. Nhưng hãy để ý đến bất kỳ vết loét nào trong miệng hoặc trên nướu của bạn. Đến gặp nha sĩ nếu bệnh răng miệng không khỏi trong vài tuần.
Tóm lại, để thăm khám và điều trị các vấn đề răng miệng, quý khách có thể đến chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Hiện nay, Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế hiện đại, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.
Nguồn tham khảo: webmd.com
- Hỏi đáp: Làm thế nào khi trẻ 15 tháng bị viêm nướu? Uống sữa để lạnh có ảnh hưởng gì không?
- Hôi miệng nặng, làm thế nào?
- Tìm hiểu về thuốc đau răng Rodogyl