Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Có nhiều người dù đã trưởng thành, đi làm mà vẫn thỉnh thoảng thấy quần và chăn bị ướt lúc thức dậy, lý do nói ra có thể sẽ bạn cảm thấy rất xấu hổ: Lớn rồi mà vẫn đái dầm khi ngủ. Đây là câu chuyện tưởng như chỉ xảy ra đối với trẻ em, nhưng trên thực tế người lớn cũng bối rối khi bị đái dầm ra quần.
Các bác sĩ cho biết có biết, khoảng 1-2 % người lớn đái dầm khi ngủ và con số thực tế có thể nhiều hơn bởi không phải ai cũng muốn chia sẻ vấn đề này. Vậy tại sao đái dầm lại xảy ra ở người lớn?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park, đối với tình trạng đái dầm khi ngủ ở người lớn thì có thể chia thành: Tiểu đêm, tiểu đêm và tiểu không kiểm soát. Trong đó tiểu đêm là tình trạng người lớn vẫn kiểm soát được việc đi tiểu nhưng lại nhiều hơn so với bình thường. Đây không phải là đái dầm khi ngủ mà là chứng tiểu nhiều lần do đa niệu về đêm hoặc mắc phải bệnh lý ở tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, có một số trường hợp thực sự là đái dầm ra quần khi ngủ, những người này sẽ không biết việc mình đi tiểu trong lúc ngủ. Nguyên nhân là do bệnh lý kích thích bàng quang trong thời gian dài, khiến người bệnh không kiểm soát được bàng quang trong khi ngủ.
Cũng có trường hợp đái dầm ra quần vào ban ngày do tiểu không kiểm soát.
Tùy vào nguyên nhân sẽ có cách điều trị tình trạng đái dầm khi ngủ. Với những nguyên nhân là do bệnh lý tuyến tiền liệt thì người bệnh bắt buộc phải uống thuốc. Nếu uống thuốc không có tác dụng trị đái dầm ra quần thì phải phẫu thuật. Trường hợp đái dầm ra quần do đa niệu về đêm thì thường xảy ra ở người lớn tuổi, cần phải sử dụng thuốc. Nếu tiểu dầm do bàng quang kích thích thì người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt, thực hiện tập bang quang vào ban ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Tóm lại, những người bị đái dầm khi ngủ không nên vì tâm lý e dè, xấu hổ mà không đi khám khi có các dấu hiệu bệnh. Ngoài ra, nên tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ trong cũng như sau quá trình điều trị để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng của bệnh nhất.
- Đái dầm ở trẻ em cũng là bệnh phải điều trị sớm
- Người lớn đái dầm, vì sao?
- Tại sao chúng ta cần uống 2 lít nước mỗi ngày?