17-01-2024 14:00

Người có nồng độ Kali trong máu cao, dễ gãy móng tay có sao không?

Người có nồng độ Kali trong máu cao, dễ gãy móng tay có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bạn trai em năm nay 24 tuổi, đi khám có nồng độ Kali trong máu cao. Dạo gần đây, anh ấy rất hay bị gãy móng tay, dù móng tay để ngắn. Vì tính chất đi làm nhiều và ăn theo công ty nên không thường xuyên ăn rau, củ quả được. Vậy bác sĩ cho em hỏi người có nồng độ Kali trong máu cao, dễ gãy móng tay có sao không? Bạn trai em nên dùng thêm những thực phẩm chức năng nào để có một sức khoẻ tốt? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Người có nồng độ Kali trong máu cao, dễ gãy móng tay có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Tăng Kali máu thường do nguyên nhân tại thận. Chức năng thận suy giảm làm giảm thải Kali dẫn đến tăng Kali huyết thanh. Bên cạnh đó còn các nguyên nhân khác góp phần làm tăng Kali như tình trạng sử dụng thuốc, bù Kali bằng đường uống, suy thượng thận,...Một nguyên nhân rất thường gặp đối với đối tượng khỏe mạnh đó là tình trạng “giả tăng Kali”. Điều này có thể gặp khi lấy máu xét nghiệm buộc garo quá chặt hoặc phụt mạnh máu vào thành ống nghiệm gây vỡ hồng cầu. Tăng kali huyết ở mức cao sẽ dẫn đến các rối loạn nguy hiểm đến tính mạng như làm rối loạn nhịp tim.

Móng tay dễ gãy có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý như thiếu dinh dưỡng, bệnh lý tuyến giáp, vảy nến, nấm móng. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như tiếp xúc với hóa chất kéo dài, móng tay ẩm ướt cũng làm cho móng tay giòn và dễ gãy.

Tốt nhất, bạn trai bạn nên đến khám bệnh trực tiếp với bác sĩ để được khám trực tiếp và tầm soát bệnh. Sau khi có chẩn đoán xác định mới có được điều trị phù hợp.

Để tăng cường sức khỏe thì việc cân bằng dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi và sức khỏe tinh thần là các vấn đề không thể tách rời. Chế độ ăn đủ và cân bằng các nhóm chất: Tinh bột, đạm, mỡ, khoáng chất. Ưu tiên các thực phẩm sạch, tránh tối đa các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, kiêng bia rượu. hạn chế lối sống tĩnh tại, chọn cho mình một môn thể thao yêu thích và cân bằng công việc, tránh stress là những yếu tố giúp đạt cơ thể khỏe mạnh. Cần xác định đó là lối sống lâu dài.

Trên thị trường hiện tại có nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung, bạn có thể tham khảo với chính các hãng thực phẩm đó. Tuy nhiên, nó chỉ mang đúng chức năng bổ sung, không thể thay thế hoàn toàn chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý.

Nếu bạn còn thắc mắc về nồng độ Kali trong máu cao, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

XEM THÊM:
  • Nguyên nhân và ảnh hưởng của hạ kali máu
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin trong điều trị suy tim
  • Các vấn đề thường gặp trong rối loạn điện giải

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan