17-01-2024 14:00

Nếu không ngủ có chết không?

Nếu không ngủ có chết không?

Giấc ngủ trung bình của người trưởng thành để đạt yêu cầu thì cần ít nhất 7 tiếng mỗi ngày và giảm dần khi tuổi tác tăng lên. Nhờ có việc ngủ đủ và sâu mà cơ thể sẽ cảm thấy sảng khoái sau khi ngủ dậy, nâng cao năng suất làm việc, học tập. Chính vì vậy thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người từ sức khỏe tinh thần tới thể chất như cân nặng, vẻ ngoài, trí nhớ. Vậy thực sự thì không ngủ có chết không?

1. Những tác hại của việc thiếu ngủ

Những thói quen xấu ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ như: ngủ không đúng giờ, không ngủ trưa, ngủ ở chỗ lạ, không thoải mái, xem tivi quá nhiều hoặc sử dụng máy tính, điện thoại chơi game quá nhiều trước khi ngủ. Từ đó, không ngủ được sẽ nảy sinh ra các vấn đề sức khỏe sau:

  • Tinh thần bất ổn, hay cáu gắt: Hầu hết mọi người sau một đêm mất ngủ sẽ có tâm lý cáu kỉnh do sự thay đổi hormone, dễ nổi nóng không vì bất kỳ lý do cụ thể nào.
  • Ảnh hưởng xấu đến da: Không ngủ đủ sẽ khiến mắt sưng, quầng thâm, nếp nhăn và da tái xám do cơ thể phải giải phóng nhiều hormone cortisol gây dư thừa, phá vỡ collagen- loại protein giúp tăng đàn hồi và mịn màng của da
  • Suy giảm trí nhớ: Thông thường, não sẽ có khả năng củng cố trí nhớ và chuyển thông tin nhận được vào vùng vỏ não nơi lưu giữ ký ức lâu dài, điều này được thực hiện hiệu quả nhất là khi chúng ta ngủ. Do đó việc thiếu ngủ sẽ làm não bộ không truyền tải đầy đủ dẫn tới hay quên
  • Gia tăng nguy cơ trầm cảm: Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc trầm cảm lo âu thường ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm. Đây cũng là một vòng xoắn bệnh lý khi người không ngủ nhiều ngày cũng dễ mắc trầm cảm hơn người bình thường
  • Tăng cân: Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân liên quan đến tiền căn béo phì do Ghrelin-hormone kích thích cảm giác đói trong cơ thể, trong khi leptic truyền tải tín hiệu no đến não và ngăn cản sự thèm ăn. Vì vậy thiếu ngủ cũng đồng nghĩa với việc giảm leptic và tăng Ghrelin ở mức cao gây cảm giác thèm ăn.

2. Con người không ngủ có sao không?

Mất ngủ hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây ra tử vong trực tiếp do bệnh lý gây mất ngủ hoặc các bệnh lý phát sinh sau khi không ngủ nhiều ngày. Đầu tiên, mất ngủ nặng gây tử vong có tính gia đình và mất ngủ gây tử vong tản phát là những bệnh do prion di truyền hoặc tản phát hiếm gặp gây khó ngủ, rối loạn vận động và tử vong. Cụ thể như sau:

  • Mất ngủ gây tử vong có tính gia đình khi có đột biến nhiễm sắc thể trội trong gen PrP thường khởi phát từ độ tuổi 40. Các triệu chứng của bệnh gồm có khó đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ tăng dần, suy giảm nhận thức và các triệu chứng thuộc về rối loạn tri giác.
  • Mất ngủ gây tử vong tản phát là đột biến thiếu gen PrP, thường khởi phát sớm hơn và cũng gây mất ngủ, suy giảm nhận thức

Bên cạnh đó, mất ngủ hay hoàn toàn không ngủ cũng dẫn đến các hệ lụy như trầm cảm, đau đầu mạn tính, thoái hóa và ngộ độc tế bào. Nguy hiểm hơn mất ngủ còn có thể gây nên các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường là những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ.

không ngủ nhiều ngày
Không ngủ nhiều ngày có thể khiến bạn gặp tình trạng đau đầu mạn tính

3. Nhận biết mất ngủ như thế nào?

Có thể nhận biết mất ngủ qua 3 dấu hiệu sau:

  • Mất hơn 30 phút nằm trên giường nhưng không thể ngủ được, sau đó kiệt sức thì mới đi tới giai đoạn ngủ mơ màng
  • Giấc ngủ bị gián đoạn liên tục bởi giấc mơ, mộng mị, tiểu đêm,... dẫn tới không duy trì được giấc ngủ bình thường
  • Sau mỗi giấc ngủ cơ thể không thấy sảng khoái mà trái lại càng thêm mệt mỏi, uể oải và suy sụp tinh thần

Lúc này bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp sau nhằm quay trở lại giấc ngủ ngon hơn:

  • Không hoạt động nhiều trước khi ngủ sẽ gây tăng năng lượng, tiết nhiều cholesterol gây khó ngủ
  • Cố gắng giảm thiểu các áp lực, muộn phiền ảnh hưởng tới giấc ngủ, duy trì phòng ngủ luôn thoáng và yên tĩnh
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia vào buổi tối, duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp
  • Không sử dụng thuốc ngủ để gia tăng khả năng ngủ dễ dàng vì tác dụng phụ luôn thường trực như chóng mặt, đau đầu, dễ kích động và chu kỳ thức giấc sinh học của cơ thể cũng bị phá vỡ hoàn toàn. Điều này có thể khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc ngủ để có được giấc ngủ ngon, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

XEM THÊM:
  • Đau đầu sau gáy kéo dài có nguy hiểm không?
  • Thuốc nào có thể trị dứt điểm được rối loạn vận mạch (tiền đình)?
  • Đột nhiên đau đầu dữ dội: Cảnh giác dị dạng mạch máu não

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan