17-01-2024 11:41

Mùa hè, trẻ có cần bổ sung vitamin D không?

Mùa hè, trẻ có cần bổ sung vitamin D không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, giúp cho hệ thống xương và răng được chắc khỏe, đặc biệt là trẻ em. Vì thế, cần bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua chế độ ăn uống, phơi nắng và các loại thực phẩm bổ sung.

1. Vitamin D

Vitamin D hay còn gọi là calciferol thuộc nhóm vitamin tan trong dầu. Cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D hoặc bổ sung từ thức ăn và thuốc. Vitamin D là một nhóm bao gồm 5 loại từ vitamin D1 đến vitamin D5, trong đó vitamin D2 và vitamin D3 có hoạt tính mạnh nhất:

  • Vitamin D1 (còn gọi là Ergosterol) là tiền chất của vitamin D2, được tìm thấy trong men bia, lúa mạch, trong nấm ăn và một số loại nấm khác. Ergosterol không bị chiếu xạ, không có hoạt tính của vitamin, sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 dưới tác dụng của tia cực tím.
  • Vitamin D2 (còn gọi là Ergocalciferol) được tổng hợp từ Ergosterol dưới tác dụng của tia cực tím sau khi được ánh sáng mặt trời chiếu vào. Trong cơ thể, vitamin D2 không có sẵn nhưng có thể được bổ sung thông qua thức ăn hằng ngày. Trong tự nhiên Ergocalciferol có nhiều trong gan cá.
  • Vitamin D3 (còn gọi là Cholecalciferol). Hợp chất 7-dehydro cholesterol là tiền chất của vitamin D3, được tạo thành ở da người. Tiền chất này sau khi tiếp xúc với tia cực tím ở bước sóng trong khoảng từ 290 đến 315 nm sẽ hoạt hóa thành vitamin D3. Ngoài ra trong tự nhiên, vitamin D3 có thể thu được từ gan cá. Vitamin D3 có hoạt tính sinh học còn mạnh hơn vitamin D2.
  • Vitamin D4 (còn gọi là 22,23 dihydro-ergocalciferol) có tiền chất là hợp chất 22,23 dihydro-ergosterol và vitamin D5 (sito calciferol) có tiền chất là hợp chất 7-dehydro-β sitosterol. Cả vitamin D4 và vitamin D5 đều có đặc tính sinh học yếu hơn so với vitamin D2.

Vitamin D có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tạo xương cũng như giúp hệ xương duy trì sự phát triển vững chắc và khỏe mạnh. Vitamin D hoạt động như một hormon có vai trò điều hòa quá trình hấp thụ, chuyển hoá và duy trì sự ổn định nồng độ các chất vô cơ mà chủ yếu là phosphat và canxi trong máu. Cụ thể, chức năng chính của Vitamin D là giúp tăng hấp thu canxi và phosphat từ ruột, làm tăng tái hấp thu canxi từ thận, tham gia vào các quá trình canxi hóa ở sụn tăng trưởng để tạo xương. Đặc biệt vitamin D thông qua sự kích thích tạo cốt bào ở xương sẽ làm tăng tổng hợp nhiều phosphatase kiềm và osteocalci (một protein xương phụ thuộc vào vitamin K) và collagen. Bên cạnh đó, vitamin D còn có vai trò điều hòa giữ cho nồng độ canxi trong máu luôn hằng định.

Sự thiếu hụt vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể

Nếu thiếu vitamin D, ruột sẽ không hấp thu đủ canxi và phospho làm giảm canxi máu, khi đó, canxi từ xương bị huy động ra để giữ nồng độ canxi trong máu được ổn định. Điều này sẽ làm cho xương thiếu độ bền và vững chắc, dễ bị loãng xương. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nếu thiếu Vitamin D thì các rối loạn thường xảy ra ban đầu điển hình là: dễ bị kích thích, suy yếu, ra mồ hôi trộm nhiều, chậm lớn, chậm biết đi, dễ bị co giật, xương trở nên mềm và cong. Khi biết trẻ tập đứng và đi thì sẽ bị cong vẹo cột sống, đi chân vòng kiềng. Bệnh còi xương ở trẻ em có thể xảy ra lúc 3-4 tháng tuổi đến 1 hay 2 tuổi. Dấu hiệu sớm của bệnh còi xương là trẻ thường hay quấy khóc, đổ mồ hôi về đêm, trẻ ngủ không ngon giấc và tóc mọc rất thưa ở phía gáy và 2 thái dương. Trẻ em bị còi xương hay đổ nhiều mồ hôi sẽ dễ bị mất nước và có thể dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

2. Bổ sung vitamin D cho trẻ

Vitamin D có vai trò rất lớn trong sự phát triển về thể chất của trẻ. Vì vậy, cần bổ sung vitamin D cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là vitamin D3. Tuy việc bổ sung là cần thiết nhưng cần phải thực hiện một cách khoa học, không được dùng thuốc hay thực phẩm chức năng một cách tùy tiện. Vì vậy, ngay từ đầu nên bù đắp cho sự thiếu hụt vitamin D bằng thức ăn và phơi nắng cho trẻ thay vì lựa chọn uống thuốc.

2.1 Bổ sung vitamin D từ thực phẩm

Cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D3 trong các bữa ăn chính như: tôm, gan bò, gan lợn, trứng gà, cá. Đặc biệt cá hồi, cá mòi, dầu cá có hàm lượng vitamin D cao nhất. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại thực phẩm như phô mai, một số loại ngũ cốc, đậu nành và các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua...).

2.2 Tắm nắng cho trẻ

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho phép tổng hợp vitamin D ở da. Ở những người có sắc tố da sáng, trong hầu hết các mùa, phơi nắng từ 10 đến 15 phút là đủ để tổng hợp đầy đủ vitamin D. Tuy nhiên, sắc tố da sẫm màu hơn, sử dụng kem chống nắng, mùa đông hoặc khu vực vĩ tuyến phía bắc có thể làm giảm rõ rệt quá trình tổng hợp vitamin D của da và làm tăng nhu cầu về nguồn thực phẩm.
  • Mặc dù tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho phép tổng hợp vitamin D ở da, bác sĩ không khuyến khích phơi nắng để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin D, ánh nắng mặt trời chứa các loại tia cực tím như UVA, UVB, UVC. Trong đó, UVA và UVB là hai loại tia độc hại có khả năng gây tổn thương da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Những lo ngại này đã dẫn đến các khuyến nghị rằng nên tránh để trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở trẻ lớn hơn thông qua việc sử dụng quần áo bảo hộ và kem chống nắng.

Câu hỏi thường được các bậc phụ huynh đặt ra là mùa hè có cần bổ sung vitamin D hay không? Câu trả lời là vẫn cần bổ sung vitamin D cho trẻ vào mùa hè.

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ? (Phần 2)
Cha mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng cho trẻ

2.3 Dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng

Nếu trẻ có dấu hiệu rõ rệt của thiếu vitamin D (ví dụ như nứt xương, còi xương, loãng xương,...) hoặc trẻ mắc bệnh mạn tính thì cần bổ sung nhiều vitamin D hơn. Thuốc uống chỉ bổ sung vitamin D thì chưa đủ mà cần kết hợp với canxi và MK7 để mang lại hiệu quả cao, giúp cho xương được chắc khỏe và dẻo dai. Tuy nhiên, dùng thuốc cần phải đúng liều lượng. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ khuyến cáo, đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc trẻ bú mẹ một phần (có dùng thêm sữa công thức) cần bổ sung vitamin D với liều 400 IU mỗi ngày, bắt đầu từ vài ngày sau sinh. Ngưng bổ sung vitamin D khi trẻ đã cai sữa và mỗi ngày uống được 1 lít sữa công thức loại có bổ sung vitamin D.

Ba mẹ không nên tự ý mua vitamin D bổ sung mà cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng ngộ độc vitamin D do uống liều cao trong một thời gian dài. Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà có hàm lượng bổ sung cụ thể. Dấu hiệu của ngộ độc vitamin Dtrẻ biếng ăn, sụt cân, tiểu nhiều, rối loạn nhịp tim. Nặng hơn, canxi lắng đọng ở thành mạch máu, tim và thận gây ra tình trạng vôi hóa.

Tuy nhiên, trẻ biếng ăn không chỉ do thiếu vitamin D mà còn có thể do thiếu các loại vitamin khác như vitamin A, B, C, E, kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... những chất này có tác dụng giúp cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:
  • Công dụng thuốc Atisyrup Zinc
  • Công dụng thuốc Vitarals
  • Công dụng thuốc Pecaldex

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan