17-01-2024 12:05

Một số món ngon cho trẻ ăn bốc

Một số món ngon cho trẻ ăn bốc

Việc bắt đầu tập cho trẻ ăn bốc có thể rất thú vị nhưng đôi khi là một trải nghiệm vất vả, căng thẳng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có kiến thức về cách chế biến thức ăn hay lựa chọn các món ngon cho trẻ ăn bốc, đây sẽ là những bước khám phá ẩm thực vô cùng hào hứng trong tuổi đầu đời của con.

1. Khi nào nên tập cho trẻ ăn bốc?

Thời điểm lý tưởng để bắt đầu tập cho trẻ ăn bốc thực sự phụ thuộc vào sự phát triển của trẻ, khả năng sẵn sàng của cha mẹ cũng như phương pháp ăn dặm mà cha mẹ đã chọn.

Các tổ chức nhi khoa thường khuyến cáo chỉ nên giới thiệu thức ăn đặc khi bé 6 tháng. Kế tiếp, khi bé có thể tự ngồi dậy, ngẩng cao đầu và tay biết cầm nắm, thời điểm tập cho trẻ ăn bốc cũng đã sẵn sàng. Cho đến một tuổi, em bé hoàn toàn có thể bốc ăn trên bàn cùng người lớn với các loại thức ăn có kết cấu phù hợp với lứa tuổi hay tập sử dụng các dụng cụ ăn uống đơn giản như thìa, nĩa.

Việc trẻ có bao nhiêu chiếc răng hay quá trình mọc răng sữa hoàn toàn không có mối liên hệ với việc tập cho trẻ ăn bốc. Bởi nướu của trẻ có sức mạnh đủ cho trẻ ăn và các kỹ năng cầm bốc, nhai nuốt mới là quan trọng hơn.

2. Làm thế nào để tập cho trẻ ăn bốc?

Để cung cấp thức ăn an toàn và dễ dàng cho em bé bốc và đưa vào miệng, điều này sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của con.

Trẻ nhỏ hơn, 6-8 tháng, thường sử dụng cả bàn tay để bốc thức ăn, điều này có nghĩa là chúng phải khép bàn tay của mình xung quanh một miếng thức ăn để cầm nó. Thức ăn phải lớn hơn lòng bàn tay vì chúng không thể mở nắm tay để lấy. Nếu thức ăn được cắt thành que thì nên dài khoảng 5cm. Cho trẻ bốc thức ăn có kích thước quá nhỏ có thể khiến trẻ khó hợp tác, dễ cáu gắt.

Khi trẻ lớn hơn, khoảng 8-9 tháng, trẻ có thể bốc những miếng thức ăn nhỏ hơn nhờ vào sự phát triển khả năng cầm nắm tương đối hoàn thiện ở độ tuổi này và thậm chí còn biết sử dụng ngón cái với ngón trỏ để bốc thức ăn.

Chuẩn bị kết cấu thức ăn cũng là vấn đề quan trọng. Tránh chế biến thức ăn quá mềm vì khi trẻ bốc sẽ chuyển sang dạng nhão. Ngược lại, nếu quá cứng, trẻ bốc thức ăn đưa vào miệng như không nhai được và có thể gây nguy hiểm do hóc dị vật đường thở. Theo đó, cha mẹ nên áp dụng linh hoạt các phương pháp nấu ăn khác nhau, như rang, hấp, áp chảo và luộc, tất cả đều có thể thay đổi kết cấu và hương vị của thực phẩm. Nếu bé không thích món hấp, đừng nản lòng, bé có thể thích món nướng một cách thay thế khiến quá trình tập cho trẻ ăn bốc vô cùng thú vị cho bé cũng như cả cha mẹ.

Bên cạnh đó, khi cho trẻ ăn bốc, nhiều bậc cha mẹ lo lắng và băn khoăn không biết con mình ăn uống có đủ chất không? Nhưng thay vì lo lắng, hãy để bé tự quyết định mình muốn ăn bao nhiêu. Trẻ sẽ tự kiểm soát lượng ăn vào một cách tự nhiên và sẽ ngừng ăn khi no. Đồng thời, cha mẹ nên cho phép trẻ tự ăn theo tốc độ của riêng chúng. Điều quan trọng là cha mẹ cần cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng với các loại thức ăn trẻ có thể bốc được sẽ giúp đảm bảo rằng bé đang ăn đúng lượng thức ăn bổ dưỡng phù hợp.

Cho trẻ ăn bốc
Cha mẹ có thể cho trẻ ăn bốc khi tay trẻ biết cầm nắm

3. Các món ngon cho trẻ ăn bốc

Các món không cần chế biến:

  • Dưa chuột: Được ướp lạnh và cắt thành từng que 5cm.
  • Trái cây nói chung: Chọn trái cây đã chín vì trái cây chưa chín còn cứng và có thể gây nguy cơ nghẹt thở.
  • Bơ: Nghiền và tán nhỏ hay cắt khối, hình que.
  • Chuối: Các lát mỏng có thể trơn và trẻ khó bốc. Bẻ thành các khối lớn hoặc để lại một ít vỏ làm “tay cầm”.
  • Các loại quả mọng (quả việt quất, mâm xôi, dâu tây,...): Tất cả đều tốt cho trẻ bốc. Có thể cắt thành nửa quả nếu kích thước lớn.
  • Quả tròn như nho, cà chua bi: Cắt đôi theo chiều dài hoặc thành phần tư.
  • Kiwi, xoài, dưa, dứa, lê: Thái hạt lựu, cắt khúc vừa ăn.

Các món cần sơ chế:

  • Măng tây: Hấp/ nướng và cắt khúc vừa ăn.
  • Củ dền, bông cải, cà rốt, khoai tây, bí đỏ: Hấp và cắt thành các miếng có kích thước phù hợp.
  • Trứng: Luộc và bóc vỏ, cắt làm tư hoặc rán và cắt nhỏ.
  • Nấm: Xào và cắt nhỏ vừa ăn.
  • Táo, lê: Nướng hoặc áp chảo cho đến khi mềm. Cắt thành các miếng có kích thước phù hợp.
  • Thịt gà: Tất cả cắt miếng, nướng/ áp chảo/ luộc, xé nhỏ hoặc thái hạt lựu.
  • Cá: Nướng/ áp chảo phile cá, đánh vảy cẩn thận và loại bỏ xương cẩn trọng trước khi cho trẻ bốc ăn
  • Thịt xay (thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu hoặc gà tây): Xào cho đến khi chín hoàn toàn, thêm vào các loại thảo mộc và gia vị để tăng thêm hương vị. Vo viên thành khối tròn.
  • Mì ống: Luộc, nấu và dùng chung với nước sốt.
  • Tôm: Bóc vỏ, tách chỉ và nấu chín hoàn toàn. Tôm nhỏ có thể cho trẻ cầm nguyên con. Tôm lớn cắt thành các miếng nhỏ có kích thước phù hợp.
  • Gạo: Nấu chín thành cơm mềm và vo thành từng viên
  • Bánh mì nướng: Cắt thành ngón tay hoặc thái nhỏ, phết ít phô mai, bơ hay bơ đậu phộng.

Các món ăn cần chế biến:

  • Bánh kếp đậu
  • Khoai lang chiên
  • Bánh pizza
  • Bánh nướng xốp mặn
  • Bánh quế mặn
  • Thịt gà viên
  • Trứng cuộn
Trái cây mền là loại thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn bốc
Trái cây mền là loại thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn bốc

4. Các loại thức ăn cần cẩn thận khi cho trẻ ăn bốc

Khi cho trẻ ăn bốc, người chăm sóc trẻ cần lưu ý về việc chế biến như sau:

  • Các loại hạt nguyên hạt hoặc các loại hạt lớn: Tránh ăn cho đến khi trẻ có ý thức hoàn chỉnh vì nguy cơ gây hóc cao, chúng có thể mắc vào khí quản của trẻ và gây nghẹt thở.
  • Bỏng ngô: Tránh các loại hạt chưa nở nói chung vì cũng dễ mắc vào cổ họng của con và làm tắc nghẽn đường thở.
  • Mật ong: Tuyệt đối không được cho trẻ dưới 12 tháng uống mật ong, do có thể chứa bào tử Clostridium botulinum, dẫn đến ngộ độc botulism.
  • Trái cây tròn: Hãy cẩn thận các quả tròn như nho và cà chua bi. Nên cho trẻ ăn chỉ khi được cắt đôi theo chiều dọc hoặc cắt làm tư.
  • Cá: Chú ý lấy hết xương trước khi cho trẻ ăn. Tránh các loại cá biển sâu vì có thể chứa hàm lượng kim loại nặng cao.
  • Thịt: Chú ý loại bỏ dăm xương trong thịt.
  • Thực phẩm đã qua chế biến: Hãy cẩn thận và tránh nếu có thể. Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa hàm lượng natri quá cao đối với trẻ nhỏ.
  • Muối: Hãy cẩn thận và tránh nếu có thể, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên ăn quá 1g muối 0,4g natri mỗi ngày. Không thêm muối vào thức ăn của trẻ.
  • Đường: Hãy cẩn thận và tránh nếu có thể, đường cung cấp calo rỗng mà không có chất dinh dưỡng cũng như làm hỏng răng của trẻ.
  • Thực phẩm gây “dính”: Tránh kẹo hay thạch dẻo vì chúng có thể mắc lại trong cổ họng trẻ. Hãy cẩn thận với bơ, phô mai vì chúng có thể khiến trẻ khó nuốt. Nên phết mỏng lên bánh mì trước khi cho trẻ ăn.
  • Thức ăn cứng: Tránh thức ăn cứng như cà rốt sống và táo vì trẻ cắn làm các mấu có thể bị vỡ ra và là nguy cơ gây hóc cho trẻ. Nên cho trẻ ăn mềm bằng cách nấu chín.

Tóm lại, tập cho trẻ ăn bốc là một trải nghiệm đáng nhớ cho không chỉ riêng trẻ mà cả cha mẹ. Với các món ăn được gợi ý như trên cùng kỹ năng chế biến đa dạng, mỗi bữa ăn của trẻ nhất định sẽ hào hứng như một buổi học hỏi, khám phá, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, vừa xây dựng kỹ năng ăn uống cho con trong giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

XEM THÊM:
  • Có thể cho trẻ 6 tháng tuổi tập ăn dặm tự chỉ huy không?
  • Trẻ 11 tháng lười ăn có thiếu vi chất và cần làm gì để cải thiện?
  • Hướng dẫn đầy đủ về ăn dặm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan