17-01-2024 11:12

Một số câu hỏi liên quan đến Covid 19 đối với phụ nữ đang mang thai

Một số câu hỏi liên quan đến Covid 19 đối với phụ nữ đang mang thai

Mục lục

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Kim Phượng - Bác sĩ tim mạch và siêu âm tim - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Theo CDC Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai mắc Covid-19 có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong không khác biệt giữa hai nhóm phụ nữ mang thai và không mang thai.

1. Phụ nữ mang thai có dễ bị COVID-19 hơn hoặc có nguy cơ bị các biến chứng của COVID-19 cao hơn không?

Mang thai trong thời điểm dịch và sinh con không làm tăng nguy cơ hội chứng hô hấp cấp tính nặng do coronavirus 2 (SARS-CoV-2), nhưng có vẻ làm trầm trọng thêm diễn biến lâm sàng của COVID-19 so với những người không mang thai cùng giới và cùng tuổi; tuy nhiên, hầu hết (> 90 %) những người bị nhiễm bệnh phục hồi.

2. COVID-19 có làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ không?

Có, đặc biệt là những người bị viêm phổi, có vẻ như tăng tần suất sinh non (sinh trước 37 tuần tuổi thai) và sinh mổ, có thể liên quan đến bệnh nặng ở mẹ. Hầu hết các ca sinh non là do bác sĩ chỉ định (tức là chuyển dạ hoặc sinh mổ theo lịch trình).

3. Phụ nữ mang thai trong thời điểm dịch có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh SARS-CoV-2 không?

Có, những vắc-xin đầu tiên có khả năng được cung cấp trên lâm sàng là dựa trên mRNA của vi -rút và không chứa vi-rút lây nhiễm (SARS-CoV-2 hoặc vi-rút vectơ). Mặc dù phụ nữ mang thai đã bị loại khỏi các thử nghiệm vắc-xin, chúng tôi khuyến cáo không nên từ bỏ các vắc-xin này chỉ vì mang thai đối với những người đủ điều kiện và mong muốn sử dụng. Tư vấn nên cân bằng dựa trên các dữ liệu có sẵn về tính an toàn của vắc-xin, rủi ro đối với bệnh nhân mang thai do nhiễm SARS-CoV-2, nguy cơ nhiễm trùng và bệnh nền nặng của cá nhân bệnh nhân.

COVID-19
Phụ nữ mang thai trong thời điểm dịch được khuyến cáo nên tiêm vắc-xin Covid-19 nếu đủ điều kiện và mong muốn sử dụng

4. SARS-CoV-2 có qua nhau thai không?

Không có bằng chứng chắc chắn rằng SARS-CoV-2 đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi; tuy nhiên, một số trường hợp xét nghiệm mô hoặc màng nhau thai dương tính với SARS-CoV-2 và một số trường hợp có thể nhiễm trùng tử cung đã được báo cáo. Một số trường hợp sơ sinh có thể do kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc do nhiễm trùng ngay sau khi sinh. Các báo cáo về nhiễm COVID-19 ở trẻ sơ sinh nói chung mô tả bệnh nhẹ.

5. Làm thế nào để chăm sóc trước khi sinh có thể giảm nguy cơ nhiễm COVID-19?

Trường môn Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Hiệp hội Y học Bà mẹ-Thai nhi (SMFM) hỗ trợ sửa đổi các quy trình khám thai truyền thống để hạn chế tiếp xúc giữa người với người và do đó giúp ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Các sửa đổi nên được điều chỉnh cho phù hợp với thai kỳ nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao (ví dụ như đa thai, cao huyết áp, tiểu đường) và có thể bao gồm chăm sóc sức khỏe từ xa trong các trường hợp lây truyền nhiễm trùng chủ động, giảm số lần khám trực tiếp, thời gian thăm khám, xét nghiệm nhóm (ví dụ: dị bội, tiểu đường, sàng lọc nhiễm trùng) để giảm thiểu sự tiếp xúc của bà mẹ với người khác, hạn chế khách đến thăm khi thăm khám và xét nghiệm, thời điểm khám, siêu âm sản khoa được chỉ định, thời gian và tần suất sử dụng các xét nghiệm không gắng sức và xét nghiệm lý sinh.

6. Có cần tránh dùng glucocorticoid ở phụ nữ mang thai với COVID-19?

Không, phụ nữ mang thai đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng glucocorticoid (còn gọi là corticoid) để điều trị COVID-19 cho bà mẹ có thể nhận được liều dexamethasone tiêu chuẩn. Đối với những người cũng đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng corticosteroid trước sinh cho sự trưởng thành phổi của thai nhi, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các liều dexamethasone thông thường (bốn liều 6 mg tiêm tĩnh mạch cách nhau 12 giờ) để gây trưởng thành phổi của thai nhi và tiếp tục dexamethasone để hoàn thành liệu trình điều trị COVID-19 cho mẹ (6 mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày trong 10 ngày hoặc cho đến khi xuất viện, tùy theo thời gian nào ngắn hơn).

Thuốc dexamethasone
Phụ nữ mang thai với COVID-19 cần sử dụng dexamethasone để điều trị

7. Vắc xin SARS-CoV-2 có an toàn cho phụ nữ mang thai và phụ nữ có kế hoạch mang thai không?

Có lẽ. Phụ nữ mang thai đã bị loại khỏi các thử nghiệm đánh giá vắc xin COVID-19, do đó không có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả trong dân số này. Chúng tôi đề nghị tiêm vắc xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai trong thời điêm dịch thay vì hoãn tiêm chủng cho đến sau khi sinh, đặc biệt đối với những người có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn hoặc mắc bệnh nặng nếu bị nhiễm bệnh. Mặc dù bản thân việc mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng, một số bệnh nhân có thể chọn hoãn việc tiêm chủng một cách hợp lý sau khi cân nhắc nguy cơ cá nhân của họ về phơi nhiễm COVID-19 và mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa trên dữ liệu rất hạn chế về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin COVID-19 trong thời gian thai kỳ.

Việc chủng ngừa phải được hẹn giờ để bệnh nhân không nhận được vắc-xin COVID-19 trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được vắc-xin khác được sử dụng thường quy, chẳng hạn như Tdap (vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván) và cúm. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngắn hơn giữa vắc xin mRNA COVID-19 và các vắc xin khác là hợp lý khi việc sử dụng vắc xin khác kịp thời là quan trọng (ví dụ: tiêm phòng uốn ván trong quá trình xử trí vết thương) hoặc nếu nó sẽ tránh được sự chậm trễ không cần thiết trong tiêm chủng COVID-19.

Việc tiêm phòng được cho là không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, và không cần thiết phải trì hoãn việc mang thai sau khi tiêm phòng.

8. Mẹ mắc COVID-19 có phải là chỉ định mổ lấy thai không?

Không, COVID-19 không phải là dấu hiệu để thay đổi lộ trình sinh đẻ. Ngay cả khi lây truyền dọc được xác nhận như là dữ liệu bổ sung được báo cáo, đây sẽ không phải là chỉ định cho sinh mổ vì nó sẽ làm tăng nguy cơ cho mẹ và không có khả năng cải thiện kết quả sơ sinh.

9. Có nên hoãn việc khởi phát chuyển dạ theo kế hoạch hoặc mổ lấy thai ở những phụ nữ không có triệu chứng trong thời kỳ đại dịch?

Không, ở những phụ nữ không có triệu chứng, không nên hoãn hoặc dời việc tiến hành chuyển dạ và mổ lấy thai với các chỉ định y tế phù hợp. Điều này bao gồm các ca mổ đẻ 39 tuần hoặc mổ lấy thai sau khi tư vấn cho bệnh nhân.

10. Làm thế nào để kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ ở phụ nữ với COVID-19?

Thuốc gây mê thần kinh thường được ưa thích hơn các lựa chọn khác để kiểm soát cơn đau chuyển dạ vì nó giúp giảm đau tốt và do đó làm giảm gắng sức tim phổi do đau và lo lắng. Ngoài ra, nó có sẵn trong trường hợp cần phải mổ lấy thai khẩn cấp, do đó không cần phải gây mê toàn thân. Hiệp hội Gây mê Sản khoa và Ngoại khoa (SOAP) đề nghị xem xét việc đình chỉ sử dụng oxit nitơ để giảm đau khi chuyển dạ ở những bệnh nhân có COVID-19 đã được xác nhận hoặc nghi ngờ vì không có đủ dữ liệu về việc làm sạch, lọc và khả năng tạo khí dung của hệ thống oxit nitơ, nhưng nó vẫn là một lựa chọn cho những bệnh nhân có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính.

Gây mê đường tĩnh mạch
Thuốc gây mê thần kinh giúp kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ ở phụ nữ với COVID-19

11. Bạn đời / người hỗ trợ không có triệu chứng có thể tham gia quá trình chuyển dạ và sinh nở không?

Thực hành trong thực tế khác nhau tùy theo tổ chức. Ở mức tối thiểu, người hỗ trợ phải được khám sàng lọc theo chính sách của bệnh viện và những người có bất kỳ triệu chứng nào phù hợp với COVID-19, tiếp xúc với một trường hợp đã được xác nhận trong vòng 14 ngày hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong vòng 14 ngày không được được phép tham dự cuộc chuyển dạ và sinh nở. Hầu hết các cơ sở đều thừa nhận rằng một người hỗ trợ là quan trọng đối với nhiều phụ nữ chuyển dạ và cho phép một người hỗ trợ phải ở lại với người phụ nữ chuyển dạ (có thể không rời khỏi phòng và sau đó quay trở lại). Người hỗ trợ bổ sung có thể được phép hoặc có thể là một phần của quá trình chuyển dạ và sinh nở của bệnh nhân qua video.

12. Em bé sơ sinh nên được đánh giá như thế nào?

Nếu người mẹ bị COVID-19, trẻ sơ sinh là một đối tượng nghi ngờ COVID-19 và cần được xét nghiệm, cách ly khỏi những trẻ khỏe mạnh khác và được chăm sóc theo các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng cho những bệnh nhân đã được xác nhận hoặc nghi ngờ có COVID-19.

13. Những bà mẹ có COVID-19 có nên tách khỏi con họ không?

Nói chung là không vì nguy cơ trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 từ mẹ thấp và dữ liệu cho thấy không có sự khác biệt về nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 sơ sinh cho dù trẻ sơ sinh được chăm sóc trong phòng riêng hay ở trong phòng của mẹ. Tuy nhiên, các bà mẹ nên đeo khẩu trang và thực hành vệ sinh tay khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh. Vào những thời điểm khác, cần có khoảng cách xa > 1.85m giữa mẹ và trẻ sơ sinh hoặc đặt trẻ sơ sinh trong lồng ấp nếu có thể.

Đeo khẩu trang y tế mặt nào vào trong?
Những bà mẹ có COVID-19 nên đeo khẩu trang và thực hành vệ sinh tay khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh

14. Các biện pháp phòng ngừa cho bà mẹ-em bé tại nhà nên tiếp tục trong bao lâu sau khi bị nhiễm trùng gần đây?

Những bà mẹ có triệu chứng nghi ngờ hoặc xác nhận COVID-19 trước đây không được coi là nguy cơ tiềm ẩn lây truyền vi-rút cho trẻ sơ sinh của họ nếu họ đã đáp ứng các tiêu chí ngừng cách ly và các biện pháp phòng ngừa:

● Ít nhất 10 ngày đã trôi qua kể từ khi các triệu chứng của họ lần đầu tiên xuất hiện (tối đa 20 ngày nếu họ bị bệnh nặng đến nguy kịch hoặc bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng).

● Ít nhất 24 giờ đã trôi qua kể từ lần sốt cuối cùng mà không dùng thuốc hạ sốt.

● Các triệu chứng khác của họ đã được cải thiện.

Đối với những bà mẹ không có triệu chứng chỉ được xác định bằng các xét nghiệm sàng lọc sản khoa, ít nhất phải qua 10 ngày kể từ khi xét nghiệm dương tính.

15. Sữa mẹ có thể truyền SARS-CoV-2 không?

Có sự đồng thuận chung rằng nên khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ vì nó mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Người ta vẫn chưa biết liệu SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua sữa mẹ hay không vì rất ít mẫu sữa mẹ được kiểm tra. Trong một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các mẫu sữa mẹ từ 43 bà mẹ âm tính với SARS-CoV-2 bằng phản ứng PCR (RT-PCR) và các mẫu từ ba bà mẹ cho kết quả dương tính, nhưng xét nghiệm cụ thể để xác định khả năng sống và khả năng lây nhiễm vi rút đã không được thực hiện.

16. Những bà mẹ đã xác nhận hoặc nghi ngờ có COVID-19 nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào khi cho con bú?

Sự lây truyền giọt bắn từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang con của họ có thể xảy ra khi tiếp xúc gần khi cho con bú. Các bà mẹ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa điều này bằng cách thực hiện vệ sinh tay, vú và sử dụng khẩu trang. Trong một nghiên cứu từ Thành phố New York đã thử nghiệm và theo dõi 82 trẻ sơ sinh trong số 116 bà mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, không có trẻ sơ sinh nào dương tính với SARS-CoV-2 sau khi sinh, mặc dù hầu hết được ở cùng phòng với mẹ và được bú sữa mẹ. Trẻ sơ sinh được giữ trong một lồng đóng nắp kín khi nhập phòng và các bà mẹ đeo khẩu trang phẫu thuật khi chăm sóc trẻ và tuân thủ các quy trình rửa tay và vú thường xuyên.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể được người chăm sóc khỏe mạnh cho bú sữa mẹ đã vắt ra theo các biện pháp phòng ngừa vệ sinh cho đến khi người mẹ bình phục hoặc được chứng minh là không nhiễm bệnh. Mẹ nên rửa tay và đeo khẩu trang nghiêm ngặt trước và trong khi vắt sữa.

17. Phụ nữ mang thai và sau sinh bị COVID-19 có thể dùng NSAID và acetaminophen không?

Có, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen có thể được sử dụng để điều trị sốt và giảm đau khi mang thai và sau khi sinh. Trước khi sinh, liều NSAID có hiệu quả thấp nhất được sử dụng, lý tưởng là dưới 48 giờ, có khả năng nhiễm độc thai nghén liên quan đến tuổi thai (ví dụ, thiểu ối, đóng ống động mạch sớm). Aspirin liều thấp an toàn để phòng ngừa tiền sản giật trong suốt thai kỳ. Ở những bệnh nhân có men gan bất thường thứ phát sau COVID-19, việc sử dụng acetaminophen là tiềm ẩn độc tính trên gan; tuy nhiên, liều dưới 2 gam mỗi ngày có thể an toàn trong trường hợp không có bệnh gan nặng hoặc mất bù.

Thuốc Acetaminophen
Thuốc acetaminophen có thể được sử dụng để điều trị sốt và giảm đau cho phụ nữ mang thai và sau sinh bị COVID-19

18. Vắc xin SARS-CoV-2 có an toàn cho phụ nữ đang cho con bú không?

Có lẽ. Phụ nữ cho con bú đã bị loại khỏi các thử nghiệm đánh giá vắc xin COVID-19, do đó không có dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả trong dân số này. Chúng tôi khuyên bạn nên tiêm vắc xin COVID-19 cho phụ nữ đang cho con bú thay vì hoãn tiêm vắc xin cho đến sau khi cho con bú, đặc biệt đối với những người có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn hoặc mắc bệnh nặng nếu bị nhiễm bệnh. Một số phụ nữ có thể quyết định hoãn tiêm chủng một cách hợp lý sau khi cân nhắc nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 và mức độ nghiêm trọng của bệnh đối với các dữ liệu rất hạn chế về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin COVID-19 trong thời kỳ cho con bú.

Nguồn tham khảo: uptodate.com

XEM THÊM:
  • Trấn an tâm lý và vấn đề chủng ngừa ở bệnh nhân viêm ruột trong đại dịch coronavirus 2019
  • Bản sao song sinh số y tế AI mở ra triển vọng điều trị COVID-19
  • Tin Covid ngày 15/6: Bệnh nhân 90 tuổi mắc Covid-19 xuất viện sau 40 ngày diễn tiến nặng

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan