17-01-2024 11:17

Mối quan hệ giữa lượng kẽm và sự tăng trưởng ở trẻ em từ 1-8 tuổi

Mối quan hệ giữa lượng kẽm và sự tăng trưởng ở trẻ em từ 1-8 tuổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Kẽm là 1 loại vi khoáng quan trọng, tham gia vào quá trình chuyển hoá protein và sự hình thành enzyme của cơ thể. Đặc biệt, kẽm cũng có vai trò nhất định đối với sự tăng trưởng và phát triển chiều cao ở trẻ từ 1 – 8 tuổi. Do đó, việc bổ sung kẽm cho trẻ trong độ tuổi này là điều hết sức cần thiết.

1. Ảnh hưởng của lượng kẽm đến sự tăng trưởng của trẻ

Tình trạng thiếu kẽm đang ngày càng được công nhận là 1 vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Người ta ước tính rằng, chế độ ăn uống ít kẽm và hậu quả thiếu kẽm có ảnh hưởng đến khoảng 17% dân số thế giới, đặc biệt là trẻ em.

Tình trạng thiếu kẽm đặc biệt phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á, Châu Phi cận Sahara và Mỹ Latinh. Ngoài ra, các tình trạng nhiễm trùng lâm sàng thường xuyên như tiêu chảy cũng được xem là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽm.

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu kẽm tăng lên trong thời kỳ phát triển nhanh. Thiếu kẽm có thể làm giảm sự tăng trưởng ở trẻ, từ đó góp phần gây ra tình trạng thấp còi. Theo ước tính của các chuyên gia, có khoảng 167 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng thể thấp còi và hiện nay đây vẫn là 1 vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng chú ý.

Nhìn chung, trẻ em ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng cũng như lượng kẽm tương ứng với những thay đổi về tốc độ tăng trưởng. Sự tăng trưởng ở trẻ trong những năm đầu đời đặc biệt có tốc độ nhanh chóng, với trọng lượng sơ sinh tăng gấp đôi và chiều dài cơ thể tăng 50%. Tốc độ tăng trưởng thần kinh ở trẻ có thể đạt tới 30cm/ năm trong 2 tháng đầu đời, giảm xuống còn 1/3 tốc độ này sau 10 tháng và tiếp tục giảm mạnh cho đến khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Sau 2 tuổi, sự tăng trưởng ở trẻ và tốc độ tăng cân của chúng cũng có xu hướng chậm lại, giảm dần và đạt mức thấp hơn ngay trước khi bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì.

bổ sung kẽm
Thiếu kẽm có thể làm giảm sự tăng trưởng ở trẻ, từ đó góp phần gây ra tình trạng thấp còi

2. Tác dụng của việc bổ sung kẽm cho trẻ từ 1 – 8 tuổi

Việc bổ sung kẽm có thể mang lại những tác động tích cực đối với sự tăng trưởng ở trẻ từ 1 – 8 tuổi. Thiếu kẽm làm sự nhảy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn, ăn không ngon và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng. Kẽm còn giúp tổng hợp bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn.

Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cũng cho biết, việc bổ sung kẽm cho những trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao kém phát triển) có thể đem lại những tác dụng phục hồi đáng kể cả về tốc độ phát triển chiều cao lẫn cân nặng, đồng thời giúp làm tăng nồng độ hormone IGF – 1 (yếu tố tăng trưởng thiết yếu của cơ thể). Hơn nữa, những trẻ sơ sinh bị nhẹ cân hơn so với tuổi thai khi được bổ sung kẽm tăng chiều cao cũng nhận thấy những tín hiệu tích cực về sự tăng trưởng cũng như cân nặng trong vòng 6 tháng đầu đời.

Nhìn chung, để các bé đạt được chiều cao tối ưu nhất, các bà mẹ ngay từ khi mang thai cho đến khi áp dụng chế độ dinh dưỡng sau sinh nên chú trọng bổ sung đầy đủ kẽm.

Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, việc bổ sung kẽm cho trẻ không đầy đủ có thể gây ra những vấn đề về tinh thần, khiến bé dễ kích thích, hung hăng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kẽm giữ chức năng vận chuyển canxi vào não, trong khi đó canxi là một chất vô cùng cần thiết giúp ổn định thần kinh. Vì vậy, khi trẻ bị thiếu hụt kẽm sẽ làm cản trở đến quá trình vận chuyển canxi của cơ thể.

Dưới đây là nhu cầu bổ sung kẽm đối với từng độ tuổi phát triển của trẻ, bao gồm:

  • Trẻ từ 7 – 3 tuổi: Bổ sung 5 mg/ ngày;
  • Trẻ từ 4 – 13 tuổi: Bổ sung 10 mg/ ngày;

Trong điều kiện chuẩn nhất, cơ thể trẻ cũng chỉ có khả năng hấp thụ khoảng 30% lượng kẽm. Phần còn lại sẽ được đưa ra ngoài thông qua dịch tuỵ, dịch ruột, mồ hôi và nước tiểu. Vì vậy, bố mẹ cần chú trọng đến việc cung cấp đầy đủ nhu cầu kẽm cho trẻ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày nhằm đảm bảo tốt nhất cho sự tăng trưởng ở trẻ.

3. Thời điểm “vàng” để bổ sung kẽm cho trẻ

Hàm lượng kẽm hấp thụ hàng ngày được xem là một yếu tố quan trọng giúp duy trì mức độ khỏe mạnh của cơ thể trẻ, do đó nếu bé có các dấu hiệu hoặc nguy cơ thiếu kẽm, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng bổ sung loại khoáng chất vi lượng này.

Nhằm giúp cơ thể trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất, bạn nên cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm sau bữa ăn khoảng 30 phút. Thời gian bổ sung kẽm cho trẻ có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng và sau đó ngừng lại. Trong quá trình uống kẽm, bé cũng có thể cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B6 hoặc C – đây đều là những chất dinh dưỡng giúp tăng khả năng hấp thụ kẽm.

bổ sung kẽm
Thời gian bổ sung kẽm cho trẻ có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng và sau đó ngừng lại

4. Những nguồn thực phẩm giúp bổ sung kẽm cho trẻ từ 1 – 8 tuổi

Các bậc phụ huynh có thể bổ sung kẽm cho trẻ từ 1 – 8 tuổi thông qua các loại thực phẩm giàu kẽm như sò, thịt bò, hàu, gà, cừu, sữa, thịt lợn nạc, tôm, cá, cua, ca cao, mầm lúa mì, socola, hạt bí ngô, hạt điều, hạnh nhân, lá chè xanh, táo, đậu hoặc nấm.

Bên cạnh các loại thực phẩm cung cấp kẽm, bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm tăng chiều cao thay vì việc sử dụng thuốc tây. Đối với trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ, các bà mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 6 tháng đầu đời, vì sữa mẹ được xem là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho con, hơn nữa lại rất dễ hấp thụ.

Cần bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ tuỳ theo từng độ tuổi để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: nature.com

XEM THÊM:
  • Bé lười ăn có nên bổ sung kẽm?
  • Tác hại của việc tự ý bổ sung kẽm cho trẻ
  • Thiếu chất gì khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan