Mục lục
- 1. 1. Men răng là gì?
- 2. 2. Dấu hiệu cho biết bạn bị hỏng men răng?
- 3. 3. Men răng có thể tự hồi phục lại không?
- 4. 4. Cách bảo vệ men răng
- 4.1. 4.1. Đánh răng
- 4.2. 4.2. Sử dụng kem đánh răng có flour
- 4.3. 4.3. Chế độ giảm ăn đường
- 4.4. 4.4. Nhai kẹo cao su không đường
- 4.5. 4.5. Ăn trái cây và uống nước ép trái cây một cách điều độ
- 4.6. 4.6. Bổ sung canxi và vitamin
- 4.7. 4.7. Giảm tiêu thụ sản phẩm sữa
- 4.8. 4.8. Giảm thực phẩm giàu tinh bột
- 4.9. 4.9. Uống nhiều nước hơn
- 5. Đánh giá
Theo thời gian và dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, men răng có thể hỏng và làm răng ố vàng. Vậy sau các tổn thương, việc hồi phục men răng có thực hiện được không và có thể bảo vệ men răng bằng các phương pháp nào.
1. Men răng là gì?
Men răng là lớp ngoài cùng của răng có tác dụng bảo vệ các mô mỏng manh bên trong. Thành phần chính của men răng là các khoáng chất, chủ yếu là flour và canxi tồn tại ở dạng canxi phosphat kết tinh.
Men răng có khả năng chịu được tác động của axit, kiềm, nóng, lạnh, có vai trò tạo hàng rào giúp phòng chống sâu răng và chống lại các mảng bám, đặc biệt là các vi khuẩn ẩn nấp trong các mảng bám đó. Tuy nhiên, việc nhai thức ăn, chải răng không đúng cách, tật nghiến răng,.. có thể làm ố vàng, bào mòn và hỏng men răng và khiến răng trở nên nhạy cảm với nóng và lạnh.
2. Dấu hiệu cho biết bạn bị hỏng men răng?
Trên thực tế, men răng trong suốt và khi hỏng men răng, lớp dưới có màu vàng bắt đầu lộ ra. Như đã trình bày ở trên, men răng bị mòn có thể do các nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, một số dấu hiệu phổ biến để nhận thấy rằng bạn bị hỏng men răng là:
- Những đốm trắng đục trên bề mặt răng: các vi khuẩn trong mảng bám trên răng có thể chuyển hóa mảng bám thành axit và làm mòn men răng hoặc do thừa nguyên tố flour cũng làm xuất hiện các đốm trắng ở răng.
- Những cơn ê buốt: khi men răng tổn thương, tức là lớp bảo vệ không còn và khi ăn uống, đặc biệt là thức ăn quá nóng hoặc lạnh sẽ kích thích vào ngà răng làm bạn có cảm giác ê buốt và khó chịu.
- Răng bị bong tróc khi ăn đồ ăn cứng: lớp men răng bị bong tróc khi ăn đồ ăn cứng chứng tỏ men răng tổn thương.
3. Men răng có thể tự hồi phục lại không?
Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm trên thị trường (từ kem đánh răng đến nước súc miệng cho đến các sản phẩm chăm sóc bảo vệ răng) được cho rằng có tác dụng hồi phục men răng. Nhưng liệu điều này có đúng?
Cơ thể con người rất kì diệu, khi da bị tổn thương có thể được chữa lành; móng tay và tóc sau khi cắt sẽ dài ra trở lại; nếu chẳng may bạn bị gãy xương, sau một thời gian, xương gãy đan vào nhau và hồi phục. Tuy nhiên, khả năng tự phục hồi của cơ thể lại không đúng với men răng. Một khi men răng tổn thương, mài mòn và hỏng men răng thì nó sẽ biến mất và không thể hồi phục men răng lại.
Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể người, nhưng nó không phải là mô sống, vì vậy nó không thể được tái tạo một cách tự nhiên. Thật không may, men răng cũng không thể mọc lại một cách nhân tạo - ngay cả khi bạn sử dụng những loại kem đánh răng đặc biệt.
4. Cách bảo vệ men răng
Mặc dù, không thể hồi phục men răng, nhưng có một số biện pháp có thể giải quyết vấn đề men răng, đó là tái khoáng men răng, tức là đẩy canxi và phốt phát trở lại răng và làm cứng men răng.
Tuy nhiên, lựa chọn tốt nhất là bảo tồn lớp men răng hiện có của bạn. Các biện pháp để tái tạo lại răng và ngăn quá trình khử khoáng là:
4.1. Đánh răng
Đánh răng là một bước quan trọng để loại bỏ vi khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng (cavities hay còn gọi là dental caries) là do sự tích tụ của vi khuẩn Streptococcus mutans trong miệng. Theo một nghiên cứu năm 2016, việc đánh răng thường xuyên có thể loại bỏ vi khuẩn dẫn đến mất khoáng chất và sâu răng.
4.2. Sử dụng kem đánh răng có flour
Không phải bất kỳ loại kem đánh răng nào trên thị trường cũng có tác dụng chống lại quá trình khử khoáng. Để bảo vệ men răng, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo dùng kem đánh răng có chứa fluoride bởi vì florua có thể ngăn ngừa sâu răng và cũng có thể làm chắc răng của bạn, giúp chúng ít bị mất khoáng trong tương lai.
4.3. Chế độ giảm ăn đường
Đường có tính axit cao và tương tác với vi khuẩn trong miệng bằng cách phá vỡ men răng. Quan trọng hơn, một nghiên cứu từ Nguồn tin đáng tin cậy đã phát hiện ra rằng tần suất ăn các thức ăn có đường thường xuyên dẫn đến khử khoáng nhiều hơn. Nói cách khác, ăn thức ăn có đường với lượng nhỏ thường xuyên có thể gây hại nhiều hơn là ăn thức ăn ngọt hơn nhưng với tần suất ít hơn.
4.4. Nhai kẹo cao su không đường
Vai trò của kẹo cao su đối với sức khỏe răng miệng đã được tranh luận khá nhiều và các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các loại kẹo cao su không đường thực sự có thể thúc đẩy quá trình tái khoáng răng. Theo một nghiên cứu cũ hơn, kẹo cao su không đường giúp loại bỏ đường, mảng bám và tinh bột khỏi răng, đồng thời khuyến khích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt hơn.
Kẹo cao su còn có thể hoạt động như một hàng rào ngăn cản quá trình mất khoáng chất. Xylitol và sorbitol dường như là những thành phần không chứa đường hứa hẹn nhất. Để đạt được lợi ích tái khoáng của kẹo cao su không đường, hãy cân nhắc nhai sau hoặc giữa các bữa ăn.
4.5. Ăn trái cây và uống nước ép trái cây một cách điều độ
Mặc dù, trái cây là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, nhưng có cũng có thể có tính axit cao, ví dụ như trái cây họ cam quýt, như bưởi, cam,.... Axit trong trái cây tạo ra quá trình canxi hóa men răng, tức là các axit liên kết với canxi và khiến răng bị mất canxi. Nước ép trái cây thậm chí còn tệ hơn, vì chúng có tính axit cao và thường chứa đường. Vì thế, không nên lạm dụng ăn quá nhiều trái cây và uống nước trái cây có tính axit.
4.6. Bổ sung canxi và vitamin
Canxi được tạo ra trong răng một cách tự nhiên như theo thời gian, nó sẽ bị axit và vi khuẩn loại bỏ. Vì thế, bạn có thể thay thế canxi bằng cách ăn các thực phẩm giàu canxi.
Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy bổ sung vitamin D cũng có thể giúp bảo vệ khỏi sâu răng.
4.7. Giảm tiêu thụ sản phẩm sữa
Trong khi các sản phẩm từ sữa có thể là nguồn canxi tự nhiên, thì đường lactose trong các sản phẩm sữa truyền thống có thể làm tăng độ axit trong miệng. Vì thế, bạn có thể chọn sữa không chứa lactose hoặc một loại sữa thay thế như sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành để bổ sung canxi.
4.8. Giảm thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo và bánh mì,... chứa nhiều carbohydrate đơn giản. Những chất này làm tăng lượng đường lên men trong miệng và do đó có thể làm mòn và hỏng men răng.
4.9. Uống nhiều nước hơn
Uống nước nhiều hơn là lời khuyên đến từ chuyên gia để bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Súc miệng bằng nước cũng có thể giúp giảm khử khoáng khi không có bàn chải đánh răng để đánh. Súc miệng đặc biệt hữu ích sau khi ăn thực phẩm có tính axit hoặc đường.
Cà phê và trà có tác dụng rất ít trong việc tái tạo khoáng chất cho răng của bạn. Thêm vào đó, những chất này có thể có tính axit (đặc biệt là cà phê) và lượng đường thêm vào có thể làm cho những thức uống này làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng. Nước sô đa cũng có tính axit và thường chứa đường, vì vậy bạn cũng nên hạn chế.
Như vậy, men răng bị hỏng, mất khoáng chất là không thể tránh khỏi do các yếu tố mà răng tiếp xúc hàng ngày. Từ thức ăn và đồ uống, đến nước bọt và vi khuẩn, răng của bạn bị mài mòn rất nhiều. Mặc dù không thể hồi phục men răng, nhưng bạn có thể áp dụng những biện pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng hàng ngày để ngăn ngừa hỏng men răng.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
- Cách trị nhiệt miệng nhanh khỏi, an toàn
- Lưu ý khi dùng thuốc súc họng và súc miệng BETADINE® 1%
- Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn