17-01-2024 10:19

Mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn

Mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn

Những người bị chấn thương sau tai nạn thường bị ảnh hưởng nhiều bởi chấn thương sọ não. Trong trường hợp chấn thương nặng có thể để lại những di chứng nặng nề về nhận thức. Tuy nhiên, nếu chỉ chấn thương ở dạng nhẹ thì nạn nhân có thể chỉ xuất hiện tình trạng mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn.

1. Mất trí nhớ

Mất trí nhớ được xem như một căn bệnh không còn quá xa lạ với mọi người. Nhiều người nghĩ rằng, thông thường nguyên nhân của chứng mất trí nhớ có thể do chấn thương sọ não trong các vụ tai nạn. Tuy nhiên, chứng mất trí nhớ sẽ có rất nhiều loại bao gồm mất trí nhớ tạm thời hay mất trí nhớ ngắn hạn, mất trí nhớ không thể ghi nhớ thêm những thông tin về ký ức mới... Hơn nữa, nguyên nhân có thể gây ra do mất trí nhớ cũng khá đa dạng không chỉ do sang chấn sau các cuộc tai nạn.

Bệnh mất trí nhớ tạm thời hay mất trí nhớ ngắn hạn để biểu hiện một dạng rối loạn trí nhớ, suy giảm khả năng ghi nhớ gần của các sự việc, hiện tượng vừa mới xảy ra trước đó vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Tuy nhiên, những người bị triệu chứng này có thể nhớ những việc đã xảy trước đó khoảng vài năm hoặc nhiều hơn, với những chi tiết cụ thể của một sự việc nào đó. Bệnh mất trí nhớ không chỉ xuất hiện ở người cả tuổi bởi do quá trình suy giảm chức năng não bộ cùng với tuổi tác tăng cao, mà ngay cả khi những người trẻ tuổi đang ở độ tuổi minh mẫn cũng có thể mắc căn bệnh này.

Chấn thương về thể chất hoặc sang chấn tâm lý có thể khiến con người mất trí nhớ tạm thời, và thời gian bình phục cho những triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tháng. Chứng mất trí nhớ có thể nằm trong hệ quả của bệnh Alzheimer, ung thư... Chấn thương thể chất ảnh hưởng mạnh mẽ đến trí nhớ, đặc biệt chấn thương sọ não. Người bị chấn thương có khả năng mất phương hướng, thậm chí không nhớ được những điều liên quan đến chính bản thân mình như tên tuổi, nơi ở của bản thân đôi khi lú lẫn cả về thời gian. Mất trí nhớ sau chấn thương sọ não có thể mất trí nhớ ngược chiều chẳng hạn quên các ký ức hình thành trước thời điểm xảy ra chấn thương, hoặc mất trí nhớ thuận chiều tức không thể lưu giữ ký ức mới xảy ra sau chấn thương hoặc có thể xảy ra cả hai.

Thỉnh thoảng chóng mặt và không nhớ được có phải dấu hiệu mất trí nhớ tạm thời không và có tái phát không?
Mất trí nhớ sau chấn thương sọ não có thể mất trí nhớ ngược chiều hoặc thuận chiều hoặc xảy ra cả hai

2. Nguyên nhân của mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn

Mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn có thể hệ thần kinh bị tổn thương cả về mặt thực thể và tinh thần. Sự tổn thương này được phân thành hai loại tổn thương bao gồm: Tổn thương thực thể do va đập, sang chấn tâm lý và bệnh lý thoái hoá. Chính những tổn thương này được xem như nguyên nhân sâu xa dẫn tới chứng mất trí nhớ tạm thời.

3. Các dấu hiệu điển hình khi có triệu chứng mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn

Đối với những trường hợp nạn nhân bị tai nạn thì chấn thương sọ não thuộc nhóm trường hợp nguy hiểm nhất và dễ để lại biến chứng cho người bệnh đặc biệt các biến chứng nặng nề. Chấn thương sọ não do tai nạn thường được phân chia thành ba loại bao gồm: Tụ máu não, giập não, nứt sọ não, chấn động não. Trong đó, loại chấn động não được xếp vào thể nhẹ nhất của chấn thương sọ não và cũng thường được tiên lượng thuộc nhóm nguyên nhân gây mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn.

Sau những va đập mạnh ảnh hưởng đến phần sọ não của người bệnh. Đồng thời nạn nhân có thể sẽ phải chịu những di chứng về rối loạn nhận thức, ngôn ngữ và vận động khi có sự tổn thương một hoặc nhiều khu vực ở cơ quan của bộ não. Ngược lại, với một số người bệnh sẽ có những biểu hiện mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn và hiện tượng này có thể xảy ra bởi vi bởi lý do sang chấn tâm lý. Những trường hợp khác có thể có thêm rối loạn nhận thức hoặc rối loạn trí nhớ sau tai nạn giao thông, người bệnh có thể tự phục hồi một phần kí ức có thể bị quên sau một thời gian khắc phục. Khác với hiện tượng rối loạn nhận thức hoặc rối loạn trí nhớ sau khi xảy ra tai nạn giao thông thường người bệnh có thể tự phục hồi lại những phần kí ức bị quên sau một thời gian. Tuy nhiên, người bệnh cần được theo dõi các triệu chứng để có thể phân biệt rõ bệnh nhân đang bị mất trí nhớ tạm thời hay rối loạn nhận thức do tổn thương cơ quan não bộ.

Những thay đổi tam thời về thái độ hay tính cách của người bệnh có thể không rõ ràng, những thường sẽ có ý thức rõ ràng về những việc diễn ra xung quanh người bệnh. Người bệnh vẫn có khả năng giao tiếp, nó và hiểu lời nói một cách dễ dàng. Thường những người này chỉ bị quên một phần kí ức gần như từ 1 ngày hoặc 2 ngày trước hoặc có thể kéo dài hơn từ 1 tuần đến 1 tháng trước.

Ảnh hưởng của chấn động não
Chấn động não thường được tiên lượng thuộc nhóm nguyên nhân gây mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn.

4. Mất trí nhớ tạm thời đối với những trường hợp xảy ra tai nạn có nguy hiểm không?

Mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn có gây nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp người bệnh. Và cần được theo dõi các dấu hiệu sau để có thể được xử trí kịp thời như: Đau đầu dữ đội, nhạy cảm với ánh sáng, rối loạn tri thức, phối hợp vận động kém, nôn và buồn nôn, chóng mặt. Nếu người bệnh chỉ bị mất trí nhớ mà không kèm các dấu hiệu trên thì có khả năng cao người bệnh có thể phục hồi mà không cần tất cả những động tác điều trị khác. Ngược lại, với những tình trạng mất trí nhớ tạm thời sau khi gặp tai nạn có thể đi kèm với những tổn thương não bộ khác.

5. Cách khắc phục với tình trạng mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn

Chườm lạnh các vùng va chạm trên cơ thể có thể giúp người bệnh giảm cơn đau. Ngoài ra, vấn đề mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn cũng thường đi kèm với các triệu chứng sưng đau ngoài da tại các điểm va chạm. Nên nhằm giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau bạn có thể sử dụng khăn lạnh chườm lên về thương hoặc bạn có thể hỏi bác sĩ trong trường hợp có thể sử dụng paracetamol để giảm đau nhanh.

Thường xuyên theo dõi các vấn đề về nhận thức của người bệnh: Nếu trường hợp người bệnh tỉnh táo, gia đình thường xuyên trao đổi hoặc trò chuyện với họ để theo dõi nhận thức của người bệnh, nhằm giúp xác định chính xác bệnh nhân chỉ bị mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn hoặc bị rối loạn nhận thức do chấn thương sọ não. Nếu có thấy những dấu hiệu bất thường đối với người bệnh thì có thể kịp thời đưa người bệnh đến cơ sở y tế khám và điều trị

Không nên để người bệnh ở một mình trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra tai nạn, cần phải có sự theo dõi tất cả về các vấn đề liên quan đến chức năng thể chất và nhận thức của người bệnh để phát hiện những bất thường nếu có do tổn thương bộ não sau tai nạn. Trong khoảng 2 giờ đầu sau tai nạn, cần tránh để người bệnh rơi vào giấc ngủ dài bởi vì lúc này cần đánh giá tình trạng nhận thức của người bệnh, có thể thực hiện được thông qua việc theo dõi các phản ứng khi được đánh thức ở người bệnh.

Tránh trường hợp gây căng thẳng và áp lực cho người bệnh. Bởi vì tâm lý chung đều mong muốn biết được tình trạng tổn thương của người bệnh, như liệu có mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn không hoặc đưa ra những câu hỏi để xác định các vấn đề trí nhớ của người bệnh. Tuy nhiên chính những điều này có thể sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng và gây ra những ảnh hưởng không tốt đến tâm thần của người bệnh.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi về thể chất và tinh thần.

XEM THÊM:
  • Chấn thương đầu ở trẻ do té ngã
  • Té ngã sau đập đầu mạnh vào tường có nguy hiểm không?
  • Nôn ói, mất nhận thức, choáng váng sau ngã đập đầu có sao không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan