17-01-2024 14:04

Mất ngủ và "ô nhiễm ánh sáng" ban đêm

Mất ngủ và "ô nhiễm ánh sáng" ban đêm

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo có thể dẫn đến mất ngủ về đêm đối với người lớn tuổi. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Clinical Sleep Medicine và đánh giá của dữ liệu vệ tinh, những người ở những khu vực có ánh sáng rực rỡ có xu hướng dùng những loại thuốc ngủ kéo dài và dùng liều cao hơn những người không tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm. Vậy ô nhiễm ánh sáng có gây mất ngủ ban đêm?

1. Ánh sáng gây mất ngủ ban đêm và tăng tỷ lệ sử dụng thuốc ngủ

Để đưa ra kết luận, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của hơn 50.000 người trưởng thành từ 60 tuổi trở lên và so sánh mức độ tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm của họ với việc sử dụng 2 loại thuốc ngủ là zolpidem và triazolam. Các tác giả nghiên cứu cho biết kết quả dường như xác nhận rằng ô nhiễm ánh sáng có thể làm suy giảm sức khỏe người tiếp xúc. Những người sống trong khu vực được thắp sáng vào ban đêm với nhiều biển hiệu đèn neon và đèn đường có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về giấc ngủ hơn.

Mặc dù nghiên cứu không chứng minh cụ thể mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng ánh sáng cường độ cao vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chẳng hạn như những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm có nhiều khả năng không hài lòng với số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ của họ hơn 13% và than phiền về việc mất ngủ ban đêm.

ô nhiễm ánh sáng ban đêm
Ô nhiễm ánh sáng ban đêm có thể gây mất ngủ

2. Ô nhiễm ánh sáng ban đêm có thể gây mất ngủ

Ở một khu vực thành thị, tất cả mọi người có xu hướng ngủ ngắn hơn nhiều và mất ngủ ban đêm vì đó là một môi trường bận rộn, sôi động, chúng ta thức khuya hơn vào ban đêm và thường tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ ngay từ bên trong căn hộ hoặc ngôi nhà của mình.

Nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể hoặc chu kỳ ngủ/thức sẽ khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn hoặc buồn ngủ hơn, tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Sau khi thức từ 16 giờ trở lên mỗi ngày, việc nghỉ ngơi được xem là cách cân bằng nội môi để cơ thể duy trì hoạt động. Ngoài ra, mức đ melatonin - một hormone thúc đẩy giấc ngủ sẽ tăng vào buổi tối, trong khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ làm chậm quá trình giải phóng hormone đó gây mất ngủ ban đêm.

Một nghiên cứu đã vẽ biểu đồ giấc ngủ của mọi người dựa trên dữ liệu vệ tinh để đo mức độ tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm. Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về thói quen ngủ, chất lượng giấc ngủ, và các rối loạn y tế và tâm thần của gần 16.000 người trong các cuộc phỏng vấn qua điện thoại trong khoảng thời gian 8 năm và báo cáo rằng ở các khu vực thành thị với hơn 500.000 người, mức độ tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm cao gấp 3 - 6 lần so với các thị trấn nhỏ và khu vực nông thôn.

Những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng bên ngoài nhiều sẽ ngủ ít hơn mỗi đêm (chênh lệch trung bình 10 phút mỗi đêm) so với những người tiếp xúc với ánh sáng yếu. Những người tiếp xúc với mức độ ánh sáng cao hơn cũng có nhiều khả năng bị mệt mỏi, thức dậy lẫn lộn vào ban đêm, buồn ngủ quá mức, suy giảm chức năng và mất ngủ ban đêm.

Lưu ý nghiên cứu nắm bắt các tác động ở cấp độ dân số của việc tiếp xúc với ánh sáng đối với giấc ngủ theo khu vực, vì vậy việc một số cá nhân đóng cửa sổ phòng ngủ hay đeo kính che mắt trước khi đi ngủ sẽ không thành vấn đề ảnh hưởng đến kết quả. Sự khác biệt duy nhất có thể thay đổi kết quả là nếu tất cả mọi người đều tắt đèn phòng ngủ của họ mỗi đêm.

Theo một nhóm phi lợi nhuận hoạt động để giảm tác động tiêu cực của ánh sáng nhân tạo, bao gồm cả ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người, đã khẳng định rằng đèn đường tạo ra phần lớn ô nhiễm ánh sáng trên hành tinh. Khi nhiều thành phố bắt đầu chuyển từ ánh sáng vàng, đèn sợi đốt sang chiếu sáng điốt phát quang (LED) màu xanh lam để tiết kiệm tiền, điều này có thể có những tác động khác đối với giấc ngủ vì lẽ ra chính phủ phải tìm ra màu sắc tốt nhất của đèn LED, màu nào bảo vệ sự an toàn cho giấc ngủ của chúng ta.

Hiện tại, những cư dân thành thị muốn có một đêm nghỉ ngơi tốt hơn có thể loại bỏ đèn ngủ, tắt màn hình của các thiết bị điện từ và đầu tư vào rèm cản sáng.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Nguồn tham khảo: webmd.com, health.harvard.edu

XEM THÊM:
  • Bạn có nên lo lắng về ánh sáng xanh?
  • Các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ khi tiếp xúc nhiều với màn hình điện tử
  • Ánh sáng màu nào tốt nhất cho mắt?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan