17-01-2025 17:48

Mắc Covid khi đang xạ trị điều trị ung thư vòm hầu có sao không?

Mắc Covid khi đang xạ trị điều trị ung thư vòm hầu có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Năm nay, em 32 tuổi. Hiện tại, em đang bị ung thư vòm hầu và đang điều trị, đã điều trị xong 3 đợt hóa chất TCF và bây giờ tiếp tục chuyển sang xạ trị để hóa xạ trị đồng thời, em xạ được 15 mũi thì bị mắc Covid mặc dù đã tiêm 2 mũi và phải nghỉ giữa chừng. Vậy bác sĩ cho em hỏi mắc Covid khi đang xạ trị điều trị ung thư vòm hầu có sao không? Sau khi khỏi Covid, em quay lại xạ trị tiếp có ảnh hưởng đến quá trình chữa trị của em không? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Tấn Đạt - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Mắc Covid khi đang xạ trị điều trị ung thư vòm hầu có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bạn đã hóa trị (thường gọi là “hóa trị dẫn đầu”) theo phác đồ TCF được 3 đợt, và đã xạ trị gần nửa liệu trình (15 phân liều - thường được gọi là “mũi”, hay “tia”). Theo các hướng dẫn mới nhất của ngành y tế về điều trị Covid, bạn cần theo dõi và điều trị Covid trong khoảng 1 tuần và thời gian này, bạn cần tạm nghỉ xạ. Việc “tạm nghỉ” giữa đợt này thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong các trường hợp không do Covid, như khi người bệnh mệt nhiều, ăn kém, sụt cân nhiều, hoặc giảm tế bào máu (khi có “hóa - xạ đồng thời”), mà về cơ bản cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc kiểm soát bệnh. Trái lại, đôi khi khoảng nghỉ “giữa đợt” này giúp bạn dễ dung nạp xạ trị hơn, có thể tiếp tục xạ trị đầy đủ liệu trình và đạt kết quả mỹ mãn.

Bạn đã tiêm ngừa Covid 2 liều, thông thường khi đó nếu mắc Covid bạn sẽ ít bị các triệu chứng nặng hoặc nghiêm trọng, và sau 1 tuần khi ổn định hơn thì anh có thể tiếp tục liệu trình điều trị xạ trị tiếp (xạ trị hoặc hóa - xạ trị đồng thời) theo chỉ định. Thời gian nghỉ (ở nhà) điều trị, theo dõi tình trạng Covid này, bạn làm theo các hướng dẫn về điều trị, theo dõi Covid tại nhà (như: Theo dõi tình trạng sốt, ho, hô hấp, nhịp thở, SpO2, chú ý ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin, chất điện giải,... dùng thuốc kháng virus khi có chỉ định, chú ý cách ly đúng mức để tránh lây nhiễm cho người thân,...), sau đó xét nghiệm Covid theo hướng dẫn và xem xét xạ trị tiếp (thường là sau 1 tuần khởi động xạ trị lại).

Nếu bạn còn thắc mắc về mắc Covid khi đang xạ trị điều trị ung thư vòm hầu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

XEM THÊM:
  • Phát hiện sớm và chẩn đoán ung thư vòm hầu
  • Các giai đoạn và tiên lượng của ung thư vòm hầu
  • Người F0 có bệnh nền viêm gan B có thể dùng thuốc điều trị Covid không?

Đánh giá

Bài viết cùng tác giả

misconception of time
Vườn chim Thung Nham – Vương quốc của các loài chim ở Ninh Bình
misconception of time
Nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình – Nhà thờ đá có kiến trúc của đình, chùa Việt Nam
misconception of time
Tam Cốc – Bích Động, “vịnh Hạ Long trên cạn” ở Ninh Bình
misconception of time
Icehotel 33 - Khách sạn làm từ 500 tấn băng
misconception of time
Chùa Bích Động – Ngôi chùa hang cổ kính trong lòng di sản
misconception of time
Top 5 bảo tàng Singapore đặc sắc nhất định phải ghé thăm

Tin liên quan